Bitcoin, đồng tiền kỹ thuật số lớn nhất thế giới theo vốn hóa thị trường đã giảm 5% xuống mức giá 32,061$ vào hôm nay, dữ liệu được đo từ sàn Binance vào hồi tối ngày 9/5/2022.
Bitcoin đã giảm giá sáu tuần liên tiếp kể từ mức cao nhất là 47,000$ tính từ đầu năm 2022 tới nay, kể từ đỉnh đó Bitcoin đã mất gần 35% giá trị.
Sự sụt giảm giá điên cuồng của Bitcoin đã khiến hàng loạt các altcoin khác cũng như toàn thị trường tiền điện tử chìm trong sắc đỏ. Hầu hết các đồng coin trong số 100 đồng có vốn hóa lớn nhất trị trường đều giảm.
Bitcoin vẫn thống trị thị trường với vốn hóa đạt 628 tỷ đô chiếm 41.8% tổng vốn hóa. Hiện Bitcoin đang giao dịch quanh mức 32,300$ tại thời điểm viết bài, đây là mức thấp nhất kể từ đáy vào 20/7/2021 ở dưới 28,000$. Bitcoin đã lập đỉnh vào tháng 11 với ATH gần 70,000$, kể từ đỉnh Bitcoin đã sụt giảm tới 52% giá trị trong nửa năm qua.
Ethereum cũng không thể thoát khỏi xu hướng giảm giá mạnh này khi đã giảm 6% trong ngày qua và hiện đang giao dịch ở vùng giá dưới 2400$. Ethereum đang chiếm 289 tỷ đô vốn hóa trong toàn thị trường tiền điện tử tương đương tỉ lệ 20%.
Theo dữ liệu từ CoinGecko.com, vốn hóa thị trườn tiền điện tử hiện tại là 1.56 nghìn tỷ đô, khối lượng giao dịch tiền điện tử hôm nay là 129 tỷ đô.
Nguyên nhân của đợt bán tháo
Giá Bitcoin liên tục lao dốc trong tuần qua cũng chịu ảnh hưởng từ nhiều nguyên nhân như những biến động từ thị trường chứng khoán lan sang, xung đột địa chính chị, tình hình on-chain có sự tác động và áp lực bán từ các thợ đào.
Stablecoin mất ổn định
Stablecoin là một loại tiền kỹ thuật số được thiết kế để neo giá trị của nó với tài sản trong thế giới thực. Các nhà phát hành stablecoin thường hỗ trợ tiền ảo của họ bằng các tài sản khác trong kho dự trữ như tiền mặt, Bitcoin hoặc trái phiếu v.v..
Đang chú ý nhất trong thời gian qua là đồng stablecoin TerraUST khi đồng tiền này đã đánh mất tỉ giá neo theo đồng đô la Mỹ.
Luna Foundation Guard, một tổ chức đứng sau TerraUST đã liên tục mua thêm Bitcoin để hỗ trợ cho đồng stablecoin TerraUST. Tuy nhiên, giá TerraUSD đã trượt khỏi khỏi vùng an toàn so với đồng đô la Mỹ trong thời gian ngắn vào cuối tuần trước khi phục hồi. Điều này đã làm dấy lên lo ngại rằng Luna Foundation Guard có thể bán bitcoin đang sử dụng để hỗ trợ TerraUSD.
Ảnh hưởng từ thị trường tài chính
Sự sụt giảm giá của Bitcoin được cho là có liên quan tới thị trường chứng khoán Mỹ, sự sụt giảm diễn ra sau khi chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones mất hơn 1,000 điểm vào thứ Sáu tuần trước, chỉ số Nasdaq cũng giảm 5%. Sự sụt giảm được coi là tồi tệ nhất kể từ tháng 10/2020. Hiện tại cả ba chỉ số gồm Nasdaq, S&P 500 và Dow Jones đều đang đỏ sàn với mức giảm lần lượt trong phiên đầu tuần là 2.71%, 2.05% và 1.32%.
Nguyên nhân chính khiến thị trường chứng khoán Mỹ điêu đứng trong mấy ngày qua là do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED đã chính nâng lãi suất lên 50 điểm, tương ứng mức 0.5 điểm phần trăm vào thứ Năm tuần trước.
FED đã lựa chọn cách tăng lãi suất để đối phó với tình trạng lạm phát đang ở mức cao nhất trong 40 năm tại Mỹ. Khi tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát và kinh tế trở lại trạng thái bình thường mới và tình hình việc làm đang ở mức khá tốt tuy nhiên lạm phát lại trái ngược.
Xung đột địa chính trị tại Ukraina
Xung đột địa chính trị tại Ukraina cũng là nguyên nhân khiến giá dầu mỏ tăng cao, các thành viên Liên minh châu Âu EU và Mỹ cùng đưa các gói trừng phạt kinh tế với Nga đã khiến giá dầu tho tăng phi mã cũng là nguyên nhân khiến giới đầu tư lo ngại về triển vọng tăng trường kinh tế khi cuộc chiến này chưa rõ hồi kết.
Tình hình on-chain
Một phần nguyên nhân khiến giá cả Bitcoin giao động mạnh trong thời gian gần đây được cho có liên quan tới các hoạt động trên chuỗi.
Nếu một lượng Bitcoin lớn đổ vào các sàn giao dịch tăng đột biến trong thời gian ngắn thì rất có thể một đợt giảm giá kéo dài sẽ xảy ra khi những người nắm giữ nhiều Bitcoin thực hiện hành động bán để giữ các stablecoin ổn định.
Ngược lại nếu lượng Bitcoin lớn được rút ra khỏi các sàn giao dịch thì rất có thể sẽ khiến một đợt tăng giá mới diễn ra khi nhu cầu cao do Bitcoin khan hiếm trên các sàn giao dịch.
Theo dữ liệu từ Glassnode, mức giảm 15% của Bitcoin trong tuần qua cũng tương quan với khối lượng dịch chuyển ròng của Bitcoin các sàn giao dịch khác nhau. Vào ngày 6/5 đã có khoảng 12,246 Bitcoin di chuyển giữa các sàn giao dịch.
Theo một dữ liệu khác từ Glassnode thì có vẻ như các thợ đào đang có dấu hiệu bán liên tục trong tuần qua. Đây là xu hướng khá lạ khi Bitcoin đạt đỉnh thứ hai vào tháng 11/2021 thì lượng chốt lời của các thợ đào hầu như không đáng kể. Tuy nhiên trong khoảng hai tuần trở lại đây thì dữ liệu on-chain cho thấy xu hướng các thợ đào đang bán.
Tỉ lệ funding rate hay phí qua đêm trên các sàn giao dịch phái sinh, đây là khoản phí giữa sự chênh lệch giá giữa bên mua và bên bán giữa giá của thị trường giao ngay và thị trường phí sinh.
Theo dữ liệu từ CryptoQuant, Bitcoin từ vùng giá 48,000$ đã cho thấy tỉ lệ funding rate dương cao, điều này cho thấy tỉ lệ những người nắm giữ lệnh dài hạn đang khá cao và nắm giữ dài hạn thì thường là những lệnh Long, ngược lại trong cùng khoảng thời gian thì funding rate âm khá ít. Có thể đây là một đợt kill-long nhẹ kết hợp với những ảnh hưởng phân tích ở trên đã khiến giá Bitcoin giảm sâu.
Sự điều chỉnh mạnh của thị trường đã khiến 529 triệu đô các vị thế bị thanh lý trong ngày qua. Sự thanh lý nhiều vô tình cũng khiến giá bị giảm xuống sâu hơn khi tình trạng panic sale xảy ra.
The post Bitcoin giảm 50% về mức thấp nhất kể từ tháng 7/2021 appeared first on Tạp chí Crypto.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét