Beidou (còn được gọi Bắc Đẩu của Trung Quốc, viết tắt là BDS) là một trong bốn hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (GNSS), tương tự hệ thống định vị vệ tinh của Nga GLONASS hay GPS của Mỹ, và Galileo của châu Âu.
Thông tin chung về Beidou
Theo Wikipedia, hệ thống Beidou đầu tiên có tên gọi Beidou-1 gồm ba vệ tinh, cung cấp các dịch vụ định vị chủ yếu cho các khách hàng ở Trung Quốc và khu vực lân cận từ năm 2000. Thế hệ Beidou thứ hai có tên gọi Beidou-2 hay COMPASS sẽ có đến 35 vệ tinh, tiếp tục được phát triển từ tháng 1-2015 (dự kiến cung cấp dịch vụ ra toàn cầu năm 2020), so với 10 vệ tinh hoạt động ban đầu tháng 12-2012 phục vụ các khách hàng tại châu Á – Thái Bình Dương.
Theo thời báo China Daily, tính đến năm 2015, Trung Quốc đã đầu tư ít nhất 35 tỷ đô vào hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu (Beidou).
Vậy, Beidou làm gì trong điện thoại? Beidou hay các hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (GNSS) khác cung cấp khả năng định vị vệ tinh – dẫn đường cho nhiều hệ thống như giao thông và thiết bị, trong đó có smartphone.
Định vị vệ tinh không còn xa lạ với người dùng smartphone ngày nay. Vị trí bạn đang đứng sẽ được vệ tinh thông báo đến hệ thống yêu cầu, như bản đồ số Google Maps để chỉ đường đi, hay tìm các quán ăn xung quanh vị trí hiện tại của bạn.
Beidou đã có mặt trên rất nhiều smartphone hiện nay, như các dòng Samsung Galaxy S22, Samsung Galaxy S22+, Samsung Galaxy S22 Ultra, hay dòng BPhone của Bkav.
Nguyên tắc hoạt động của hệ vệ tinh Beidou
Hệ thống BeiDou áp dụng bốn nguyên tắc cơ bản là cởi mở, độc lập, tương thích và tăng dần.
- Nguyên tắc cởi mở: Cung cấp dịch vụ mở chất lượng cao miễn phí cho người dùng trên toàn thế giới và giao tiếp với các quốc gia khác để tạo điều kiện phát triển công nghệ và công nghiệp GNSS.
- Nguyên tắc độc lập: Phát triển và vận hành hệ thống BeiDou một cách độc lập, cung cấp dịch vụ một cách độc lập cho người dùng trên toàn thế giới và đặc biệt cung cấp các dịch vụ chất lượng cao ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
- Nguyên tắc tương thích: Hệ thống BeiDou sẽ theo đuổi các giải pháp để hiện thực khả năng tương thích, tương tác với các hệ thống định vị vệ tinh khác để người dùng có thể nhận được dịch vụ tốt hơn.
- Nguyên tắc tăng dần: Hệ thống BeiDou sẽ đi theo mô hình từng bước phù hợp với sự phát triển kinh tế và kỹ thuật ở Trung Quốc, cung cấp các dịch vụ liên tục lâu dài cho người dùng, cải thiện hiệu suất hệ thống và đảm bảo quá trình chuyển đổi liền mạch và suôn sẻ giữa hệ thống các giai đoạn xây dựng.
Các thành phần của hệ thống định vị Beidou
- Thành phần không gian gồm 35 vệ tinh, trong đó có 5 vệ tinh địa tĩnh và 30 vệ tinh động.
- Thành phần mặt đất gồm các trạm điều hành trên mặt đất được đặt tại Trung Quốc và các trạm giám sát được đặt rải rác toàn cầu.
- Thành phần người dùng gồm tất cả các cá nhân, tập thể, doanh nghiệp được trang bị bộ thu tín hiệu vệ tinh.
Tính ứng dụng của Beidou vào cuộc sống
Với việc nhiều quốc gia trên thế giới chấp nhận và ứng dụng hệ thống vệ tinh dẫn đường Beidou của Trung Quốc sẽ tạo thêm động lực cho việc tích hợp sâu hơn với các công nghệ viễn thông như 5G và internet vạn vật (IoT).
Theo các chuyên gia, xu hướng công nghệ điều hướng tích hợp chặt chẽ với công nghệ viễn thông của Beidou không những sẽ cho phép nhiều ứng dụng tiện ích hơn trong giao thông, năng lượng, quản lý đô thị mà dự báo nó sẽ cải thiện, nâng cao năng suất cho khu vực nông nghiệp, đánh bắt cá, phòng tránh thiên tai và nhiều lĩnh vực khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét