Với tốc độ nhanh hơn đáng kể so với mạng 5G, mạng 6G sẽ được ứng dụng cho nhiều lĩnh vực quan trọng trong tương lai.
Mạng 6G hay mạng di động thế hệ thứ 6 là công nghệ tiếp bước thế hệ mạng 5G. Mạng 6G được kỳ vọng sẽ hỗ trợ băng tần rộng hơn giúp tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh hơn mạng 5G nhiều lần. Đồng thời, mạng 6G cũng có độ phủ sóng rộng và tối ưu hơn, đáp ứng mọi yếu tố mà mạng 5G chưa thực hiện được.
Hiện nay, mạng 6G vẫn đang được nghiên cứu, dự đoán sẽ được công bố ít nhất vào năm 2028 hoặc 2030. Đây là điều dễ hiểu khi mạng 5G hiện nay vẫn chưa được sử dụng phổ biến tại nhiều quốc gia.
Mạng 6G có ý nghĩa gì với người dùng?
Về lý thuyết, mạng 6G cũng giống như mạng 5G, nhưng mọi tiêu chuẩn trên mạng 6G đã tốt hơn đáng kể. Các yếu tố có thể kể đến như tốc độ nhanh hơn, độ trễ thấp hơn, khối lượng băng thông rộng hơn.
Các nhà nghiên cứu cho rằng mạng 6G sẽ vượt xa cả tốc độ của mạng dây. Tốc độ nhanh hơn và độ trễ thấp hơn sẽ giúp kết nối thiết bị này với thiết bị khác gần như ngay lập tức.
Mạng 5G đã được nhiều lĩnh vực tiềm năng như xe hơi tự vận hành, máy bay không người lái, thành phố thông minh sử dụng. Những công nghệ này còn có thể hoạt động tốt hơn nữa trong tương lai nếu có sự giúp sức từ 6G. Nhà mạng DoCoMo (Nhật Bản) cho rằng, không gian mạng có thể hỗ trợ suy nghĩ và hành động của con người trong thời gian thực thông qua các thiết bị đeo được và thiết bị siêu nhỏ gắn trên cơ thể.
Khi tốc độ kết nối vượt quá 100Gbps sẽ tạo ra các giao diện mang lại cảm giác giống như cuộc sống thực thông qua kính thông minh hoặc kính áp tròng, theo báo cáo từ các nhà khoa học.
Những lĩnh vực tiềm năng nào sẽ được ứng dụng 6G?
Mạng 5G được phát triển nhằm mục đích xây dựng hệ sinh thái thông tin lấy người dùng làm trung tâm. Trong khi đó, mạng 6G sẽ được làm trọng tâm cho những công nghệ tiềm năng trong tương lai có thể kể tới như:
Ứng dụng thực tế mở rộng (XR) đa giác quan
XR sẽ mang lại nhiều ứng dụng cho 6G trên phổ AR (Thực tế tăng cường), MR(Thực tế hỗn hợp tăng cường), VR (Thực tế ảo). Hiện tại, kết nối 5G vẫn chưa đủ để mang lại trải nghiệm XR hoàn thiện nhất như cảm nhận các đầu vào cảm giác do độ trễ cao.
Với 6G, mọi thiếu sót từ kết nối 5G sẽ được cải thiện. Với tốc độ truyền tải dữ liệu cao cũng như độ trễ thấp sẽ giúp cho mọi trải nghiệm XR trở nên hoàn hảo.
Hệ thống tự điều khiển và robot được kết nối (CRAS)
Động lực chính đằng sau các hệ thống 6G là việc triển khai CRAS sắp diễn ra, bao gồm hệ thống giao hàng bằng máy bay không người lái, ô tô tự động, xe và robot tự hành. CRAS có lẽ là một lĩnh vực chính đòi hỏi các yêu cầu nghiêm ngặt về tỷ lệ - độ tin cậy - phổ độ trễ, một sự cân bằng chưa có trong 5G.
Tương tác giữa máy tính và não không dây (BCI)
Ngoài XR, việc điều chỉnh hệ thống không dây cho phù hợp với người dùng là bắt buộc để hỗ trợ các dịch vụ với BCI trực tiếp. Trước đây, các ứng dụng BCI chỉ được giới hạn trong các tình huống chăm sóc sức khỏe trong trường hợp con người điều khiển chân tay giả hoặc các thiết bị máy tính lân cận bằng cách sử dụng cấy ghép não.
Tuy nhiên, sự ra đời gần đây của bộ não không dây - giao diện máy tính và thiết bị cấy ghép sẽ cách mạng hóa lĩnh vực này. Đồng thời, giới thiệu các tình huống ca sử dụng mới yêu cầu kết nối 6G.
Nếu sử dụng công nghệ BCI không dây thay vì điện thoại thông minh, mọi người sẽ tương tác với môi trường của họ và những người khác thông qua cử chỉ và giao tiếp với những người thân thông qua các tin nhắn xúc giác.
Các dịch vụ BCI sẽ yêu cầu các chỉ số hiệu suất khác nhau về cơ bản so với những gì 5G mang lại. Tương tự như XR, các dịch vụ BCI không dây cần tốc độ cao, độ trễ cực thấp và độ tin cậy cao.
Công nghệ sổ cái phân tán (DLT) và chuỗi khối
Blockchain và DLT sẽ là một trong những công nghệ đột phá nhất. Các ứng dụng Blockchain và DLT có thể được coi là thế hệ tiếp theo của các dịch vụ cảm biến phân tán mà nhu cầu kết nối sẽ đòi hỏi sự kết hợp hiệp đồng giữa thông tin liên lạc có độ trễ siêu thấp, đáng tin cậy, giao tiếp giữa các máy qua mạng có dây hoặc không dây (mMTC) để đảm bảo độ trễ thấp, kết nối đáng tin cậy cùng với khả năng mở rộng.
Thái Hoàng (Theo ArXiv Vanity)
Trung Quốc tham vọng đón đầu công nghệ với 6G và Big Data
Trung Quốc đặt mục tiêu đến năm 2025, nền kinh tế kỹ thuật số sẽ chiếm 10% GDP nhờ kết nối 6G và dữ liệu lớn (Big Data).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét