Theo đạo lý của Phật gia, Đạo gia và văn hóa truyền thống đều có chung quan niệm rằng: “Tâm sinh tướng”. Cổ nhân có câu “Tướng do tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển”. Hàm nghĩa của câu nói này vô cùng sâu sắc…
1. Hàm ý của câu “Tâm sinh tướng”
Liên quan đến “tâm sinh tướng”, trong Phật gia và Đạo gia, chữ “tâm” có ý nói về tinh thần, được thể hiện qua những suy nghĩ, ý thức, tư tưởng của một người. Một người có tâm tốt thì nghĩa là sẽ có ý nghĩ tốt. Tâm tốt thể hiện ở tính cách như biết độ lượng, bao dung; biết nghĩ cho người khác, sống chân thành, biết nhẫn trước mọi nghịch cảnh, không ích kỷ, không vụ lợi, toan tính… cho bản thân.
Còn chữ “tướng”, trong tướng thuật là nói về tướng mặt, và còn nói nghĩa bao quát đúng hơn là chỉ đại thể toàn bộ tướng mạo của một người.
Biểu hiện bên ngoài là tướng mạo; hoạt động bên trong là “tâm”. “Tướng” là phản ánh ra ngoài của “tâm”; “tâm” thế nào thì “tướng” thế nấy; “tướng” là tuỳ theo “tâm” biến hoá mà biến hoá theo. Nói cách khác, tâm là nhân của tướng, tướng là quả của tâm.
Người có thiện tâm thì có thể biến hung tướng thành phúc tướng. Người này dù gặp dữ cũng sẽ hóa lành. Theo quan niệm, “Tướng do tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển”, có nghĩa rằng điều then chốt đó là ở tự tâm. Vì tâm sinh tướng tướng sinh tài nên muốn vượt qua mọi hoàn cảnh dù khó khăn, sóng gió, con người cần có tâm niệm tốt. Nếu tâm vững sẽ tránh khỏi mọi tai ương.
2. Mối liên hệ giữ “tâm và tướng”
Theo khoa học về tâm lý và sức khỏe, các chuyên gia cho rằng nếu như một người trong lòng luôn lạc quan, vui vẻ, thanh thản thì lượng máu chảy về phía bề mặt da sẽ tăng lên. Lòng bao dung, sự công chính… đều là những trạng thái cảm xúc tích cực. Nó sẽ giúp ngũ tạng yên định, thân thể khỏe mạnh, sắc mặt hồng hào và da sáng bóng hơn. Khi người khác tiếp xúc sẽ có cảm thấy dễ chịu, thoải mái và thích giao tiếp.
Người sở hữu dung mạo phúc hậu với những đường nét hài hòa, đẹp đẽ thường có tính cách đoan trang, dịu dàng. Họ thường được nhiều người yếu mến.
Người hay có những trạng thái cảm xúc không tốt như căng thẳng, khó chịu, ích kỷ, hay tính toán, hay so sánh, hay bàn mưu tính kế… thường bị rối loạn nội tiết; khiến cho lượng máu cung cấp cho da giảm đi. Từ đó, sắc mặt sẽ dần mất đi vẻ sáng bóng và mỗi lúc một khô sạm, nhăn nheo. Tâm tình không tốt, nếu kéo dài sẽ gây những triệu chứng như mất ngủ, thần kinh suy nhược và làn da bị lão hóa sớm. Dung mạo sẽ trở nên xấu đi và nét mặt sẽ dữ hơn.
Ý nghĩa của câu nói “tâm sinh tướng” là nhấn mạnh vai trò quan trọng của tâm con người. Tâm đóng vai trò mấu chốt quyết định tướng mạo; do đó, người coi tướng không bằng nhìn tâm. Bên cạnh đó, việc nhìn biển hiện của tướng cũng có thể đoán được trạng thái “tâm tính” của người đó.
3. Nhìn tướng không bằng nhìn tâm
Thời cổ đại có câu: “tướng tùy tâm sinh, tướng tùy tâm diệt” (tướng do tâm mà sinh ra; tướng có thể vì sự thay đổi của tâm mà tiêu mất). Tướng mạo của một con người sẽ biến đổi theo tâm niệm thiện hay ác của người đó. Nếu không may mắn khi sở hữu hung tướng ngay từ khi mới sinh ra; cũng chỉ cần nuôi dưỡng cái tâm tốt và làm nhiều việc thiện thì tướng ắt sẽ tự chuyển hung thành cát.
Ngược lại, một người được sở hữu phúc tướng nhưng trong xã hội họ ngày càng sinh lòng tham lam, mưu mô, xảo quyệt… không hành thiện tích đức thì phúc tướng kia sẽ dần dần tiêu mất.
Về mặt khoa học, theo Trung y cổ đại, tướng mạo của một người là sự kết hợp giữa “hình” và “thần”. Trong đó, hình là dung mạo được trời phú, thần thái được quyết định từ quá trình tu dưỡng. Trong sinh hoạt hàng ngày, từng ý từng niệm đều ngưng tụ trên gương mặt của họ. Hay nói cách khác đó là “những gì bên trong sẽ hiện ra bên ngoài” (hữu chư nội tất hình chư ngoại).
“Vị tướng nhân chi tướng, tiên thính nhân chi thanh, vị thính nhân chi thanh, tiên sát nhân chi hành, vị sát nhân chi hành, tiên khán nhân chi tâm”. Có nghĩa rằng: khi muốn đánh giá một người, hãy đừng nhìn tướng mạo trước mà nên nghe thanh âm của người ta; cũng đừng vội nghe thanh âm mà cần bình tĩnh quan sát hành vi; cũng đừng vội đánh giá qua hành vi, mà trước tiên hãy xem xét cái tâm của người ta.
4. Thay đổi tâm có thể cải biến vận mệnh
Người ta đều tin rằng, thay đổi tướng mạo là có thể cải biến vận mệnh. Nên ngày nay, sự phát triển của ngành “thẩm mĩ viên” đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Ngoài lý do làm đẹp ra, nhiều người muốn phẫu thuật thẫm mĩ thay đổi tướng mao của nét mặt, mũi, môi, mày, mắt… Vì dung mạo là yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến số mệnh của một người.
Nhưng có lẽ, người ta quên mất rằng “tâm sinh tướng”. Đây không phải câu nói bình thường; nó là kinh nghiệm truyền thừa lại trong văn hóa truyền thống, cũng là đạo lý của Phật gia nhằm chỉ ra cho con người biết cách thay đổi vận mệnh chính là thay đổi từ cái tâm, chứ không phải tác động bên ngoài lên tướng mạo…
Việc tu tâm dưỡng tính người xưa rất chú trọng, trong văn hóa truyền thống cũng có nhiều điều còn lưu lại cho hậu thé. Tuy nhiên, ở xã hội hiện đại có thể nói là thời đại của chủ nghĩa vật chất lên ngôi. Cuộc sống tất bật và vội vã khiến nhiều người không có thời gian riêng cho mình. Thậm chí, nhiều quan, giá trị đạo đức, truyền thống về cái đẹp – xấu, thiện – ác cũng đã bị thay đổi rất nhiều.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người tin vào giá trị phổ quát của “Chân – Thiện – Nhẫn” để tu dưỡng bản thân; ước chế dục vọng và loại bỏ những quan niệm biến dị, những tư tưởng, ý niệm xấu. Đồng thời, ngoài việc tu bản thân ra cũng nên làm nhiều việc thiện, tích phúc đức. Theo đó, người có phúc sẽ gặp được nhiều thành công và may mắn trong cuộc sống. Từ đó thay đổi được vận mệnh.
Phúc phận của con người chính nhờ cái tâm tốt, tình cách hiền lành, ăn ở có đức, sống giản dị, hành xử thuận theo tự nhiên thì người đó thường sở hữu tướng mạo phi phàm. như các bậc hiền triết ngày xưa đều
“Tâm sinh tướng” hàm ý chính là vậy. Hy vọng những thông tin này giúp ích cho chúng ta. Dù hoàn cảnh nào cũng nên giữ một trái tim lương thiện và nuôi dưỡng những thói quen tốt, tính cách tốt sẽ có tướng mạo tốt. Từ đó có thể cải biến vận mệnh, tích nhiều đức cho bản thân, cuộc sống an nhiên tự tại.
(Nguồn: kienthuc.net.vn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét