Một trong những bí quyết đối nhân xử thế của người xưa là “nói ít làm nhiều”. Cổ nhân có câu: Nước nông ồn ào, nước sâu tĩnh lặng. Muốn nhìn thấu bản chất một người, hãy xem hành động của họ chứ không phải là lời nói.
Trong “Cách ngôn Liên Bích – giao tiếp” có viết: “Muốn tu dưỡng bản thân thì cần làm cho nội tâm ngày một thuần khiết, bước vào cuộc sống cần thận trọng lời trước khi nói”. Cảnh giới cao nhất của tranh luận chính là im lặng.
1. Tranh cãi là hành động vô nghĩa, nên nói ít làm nhiều
Tri Hồ Thượng từng hỏi một câu: “Biểu hiện rõ ràng nhất của sự trưởng thành là gì?”
Cao Tán đã trả lờ: “Mặc dù biết được tình huống rõ ràng đến mức nào đi nữa, nhưng nếu mở lời tranh luận lại không còn ý nghĩa nữa. Bạn không có lý do và cũng không đủ tư cách tranh giành. Nếu bạn có lý thì không cần phải tranh giành”.
Carnegie cũng từng nói: “Cách duy nhất để thắng trong một cuộc tranh cãi chính là im lặng”.
Bởi mỗi người có quan điểm khác nhau, nên cách nhìn vấn đề cũng khác nhau. Nếu muốn làm rõ sự việc mà dẫn đến tranh cãi thì vấn đề lại càng rối. Hơn nữa, tranh cãi luôn gây ra hiệu ứng mất cân bằng tâm lý và cảm xúc; ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc. Khi bị cuốn vào vòng xoáy của tranh cãi, người ta sẽ bị mất đi sự tĩnh lặng và thiếu lí trí.
Việc bạn muốn làm sẽ không vì người khác tán dương mới đạt được thành công. Cũng không phải vì người khác phản đối mà dẫn đến phá sản. Vậy còn vì điều gì mà tranh cãi hơn thua!
Do vậy, các bậc hiền triết ngày xưa rất chú trọng tu dưỡng hàm dưỡng, đặc biệt là về lời nói và phong thái. Thay vì tranh cãi với người khác, chúng ta nên dùng thời gian để làm nhiều việc có ích hơn. Như vậy mới có thể khiến cuộc sống trở nên thú vị và ý nghĩa hơn.
2. Lời nói thể hiện sự tu dưỡng đạo đức của một người
Trong văn hóa dân gian của Việt Nam ta, có nhiều câu ca dao, tục ngữ rất sâu sắc về khuyên răng con người nên biết tu dưỡng về lời nói. Đó chính là cách đối nhân xử thế dễ học nhất mà ông bà ta truyền lại. Thời nay, tuổi trẻ mấy ai còn nhớ những câu này?
“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”
“Chim khôn kêu tiếng rảnh ran
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.”
“Đất tốt trồng cây ruờm rà
Những người thanh lịch nói ra dịu dàng
Đất rắn trồng cây khẳng khiu
Những người thô tục nói điều phàm phu”
Sống trên đời, sự giao tiếp là rất quan trọng và ảnh hưởng đến chất lượng mối quan hệ của chúng ta. Hơn thế, lời nói chính là thể hiện sự tu dưỡng của một người ra sao. Người biết im lặng đúng lúc mới là người thông minh.
Không phải ở bất kỳ hoàn cảnh nào, lời nói cũng khỏi được tác dụng chính diện. Có những lúc cần nói, và có lúc cần tĩnh lặng. Có lúc cuộc sống bổng trầm là điều bình thường của quy luật tự nhiên. Thì lời nói cũng vậy, lúc nhu lúc cương, lúc dịu dàng lúc cứng rắn. Nếu biết dùng sức mạnh của lời nói thì nó chính là vũ khí lợi hại nhất của con người. Nhưng đôi khi, im lặng lại càng đáng sợ hơn mọi lời giải thích.
Có câu nói rằng: “Có thể cùng bậc quân tử tranh hơn thua nhưng không thể cùng kẻ tiểu nhân luận đàm ưu khuyết điểm”. Trong một không khí hòa ái và công minh, mỗi người đều đưa ra ý kiến riêng của mình để cùng đóng góp xây dựng một việc này đó. Tuy nhiên, đối với những người không cùng nhận thức và quan điểm, thì lời nói đạo lý của chúng ta cũng không thể thay đổi được điều gì từ họ.
Trong cuộc sống, người có tài ăn nói mà có thể im lặng đúng lúc thì đó chính là trí tuệ của việc biết xem nhẹ.
3. Một hành động thay cho vạn lời nói
Trong tâm lý học có một thuyết gọi là “Thiếu sự chứng nghiệm của bản thân”; ý là nếu một người rất muốn người khác thừa nhận tài năng của mình thì lại chính là đang biểu lộ việc thiếu tài năng đó.
Nói cách khác, người càng tranh cãi thì lại càng để lộ cho người khác thấy được sự thiếu sót của bản thân. Bởi vì họ cũng tự nhận ra sự thiếu sót của mình nên chột dạ; biểu hiện tranh cãi càng mạnh mẽ để bao che và bảo vệ cho sự chột dạ đó. Với hy vọng giành thắng lợi qua qua cuộc tranh luận.
Tuy nhiên, điều thực tế mà người khác đánh giá không phải ở lời nói mà chính là “hành động thiết thực”. Hành động chính là câu trả lời cho mọi lời nói.
Do vậy, bí quyết trong đối nhân xử thế là nên “nói ít làm nhiều”; làm nhiều hơn và tranh luận ít hơn. Có như vậy thì cuộc sống mới trở nên thực tế và đơn giản hơn. Những tiếng cười nhạo hôm nay sẽ trở thành tiếng vỗ tay của ngày mai.
Kim Long
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét