Câu nói “Người không biết thì không có tội” liệu có đúng chăng? - ✅ PHUCTHINHCOMPUTER.COM ✅ 0939.69.3585 ✅ 68 Bacu, Tp. Vũng Tàu

✅ PHUCTHINHCOMPUTER.COM ✅ 0939.69.3585 ✅ 68 Bacu, Tp. Vũng Tàu

Dịch vụ sửa chữa, lắp ráp, cài đặt máy tính, laptop...

Ads Header

test banner

Post Top Ad

Câu nói “Người không biết thì không có tội” liệu có đúng chăng?

Share This

Người ta thường nói: “Người không biết thì không có tội”. Khi phạm phải những sai lầm nào đó, họ đều bào chữa cho bản thân như vậy. Liệu câu này có đúng không?

1. Luận bàn về những quy luật tự nhiên

Cổ nhân tin rằng trời đất tạo hóa ra vạn sự vạn vật. Và đồng thời cũng ban cho vạn vật đức tính sinh sôi nảy nở không ngừng. Bên trong nó chứa đựng một lực lượng khiến cho vạn vật sinh cơ bừng bừng.

“Đức” là ngọn nguồn nuôi dưỡng của vạn vật, là nguồn gốc của sinh mệnh. Lão Tử từng nói: “Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên”. Có thể hiểu nghĩa rằng: “Người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo đạo, đạo thuận theo tự nhiên.”

Câu nói này đã chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa con người – trời – đất – đạo; đó là sự vận hành theo quy luật con người hòa hợp và sống thuận theo lẽ tự nhiên, Vạn sự vạn vật trong vũ trụ đều phải tuân theo đặc tính và quy luật vận hành sinh sôi không ngừng nghỉ này của vũ trụ.

Luận bàn về những quy luật tự nhiên
“Người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo đạo, đạo thuận theo tự nhiên.” (Lão Tử)

Trong chốn hồng trần nghiệp lực cuồn cuộn này, những thứ nào là danh vọng, tiền bạc, lợi ích, sắc tình, v.v. Lúc nào cũng khiến người ta xoay quanh vòng luẩn quẩn. Ngày càng bị xã hội hiện đại làm mê mẩn, lu mờ ý nghĩa cuộc đời khi sinh ra. Đạo đức lao dốc, con người càng ngày càng rời xa “thiên đạo”.

Kỳ thực, con người cần tuân theo thiên đạo, cần phải “quan thiên chi đạo, chấp thiên chi hành”. Hàm ý rằng cần quan sát đạo của trời để làm theo; thếì mới có thể tồn tại hòa hợp với trời, đất và tự nhiên. Như vậy thiên hạ mới được thái bình và vĩnh cửu. Trong nền văn minh Trung Hoa, nội hàm của việc “kính trời – hiểu đạo” của Nho gia, Phật gia và Đạo gia là tương đồng với nhau.

2. Câu trả lời của Đức Phật mang hàm nghĩa sâu sắc

Thuở xa xưa, có vị đệ tử từng hỏi thỉnh giáo Phật Thích Ca Mâu Ni rằng: “Thưa Đức Phật, câu nói “người không biết thì không có tội” có đúng chăng?”

Phật Đà không trực tiếp trả lời câu hỏi. Nhưng Ngài đã đưa ra một ẩn dụ lại cho người hỏi như sau: “Bây giờ ta có một chiếc kẹp gắp đang được nung trong lò lửa, nhưng cặp mắt thịt này lại nhìn không ra chiếc kẹp này rất nóng. Giả sử con là người cầm chiếc kẹp gắp này; con thử nghĩ xem: biết nó nóng sẽ bị bỏng nghiêm trọng hơn, hay là không biết nó nóng sẽ bị bỏng nghiêm trọng hơn?

Vị đệ tử suy nghĩ xong bèn trả lời: “Thưa Đức Phật, không biết nó nóng sẽ bị bỏng nghiêm trọng hơn. Bởi vì không biết nên mới không có tâm lý chuẩn bị trước, lúc bị bỏng sẽ không kịp trở tay xử lý.

Phật Đà nói: “Đúng vậy! Nếu con biết chiếc kẹp gắp rất nóng thì con sẽ sợ cầm nó lên. Con biết cảnh giác, không dám khinh suất, lúc cầm sẽ không dùng sức nắm chặt lấy nó. Còn nếu con không biết chiếc kẹp gắp rất nóng thì con sẽ dùng hết sức nắm chặt lấy nó“.

Câu trả lời của Đức Phật mang hàm nghĩa sâu sắc
Ẩn dụ câu trả lời của Đức Phật, chúng ta rút ra rằng: cách nói “Người không hiểu biết thì không có tội” là hoàn toàn sai lầm.

3. “Người không biết thì không có tội” là câu nói sai lầm

Ẩn dụ câu trả lời của Đức Phật, chúng ta rút ra rằng: cách nói “Người không hiểu biết thì không có tội” là hoàn toàn sai lầm. Sự thật là người không hiểu biết sẽ dễ chịu tổn hại nặng nề hơn, gánh chịu tội nghiệp và đau khổ nghiêm trọng hơn. Bởi vì nhân loại không hiểu rõ chân lý này nên mới trầm luân trong mê, cả đời trong bể khổ, trong các kiếp luân hồi.

Lời dạy của Phật Đà mang theo hàm nghĩa sâu xa. Người không có hiểu biết mới là người mê muội nhất. Người có hiểu biết, có chính kiến mới có thể minh tỏ nhiều điều. Đặc biệt, những người nghe theo lời lừa dối và vu khống của kẻ ác; rồi hùa theo phỉ báng Thần Phật, bức hại người tu luyện thì sẽ gặp quả báo nặng nề nhất.

Trong lịch sử nhân loại, đã có quá nhiều bài học giáo huấn về nhân quả khi bức hại tín ngưỡng, tôn giáo… Chỉ là ngày nay, con người bị cuốn theo dòng hiện thực nên đã quên mất những điều ấy. Trước đại nạn, mỗi người chúng ta có thể kiểm chứng lại những sự việc đang diễn ra, đâu mới là sự thật! Minh tỏ mọi điều thì không bị chịu nhận sự đầu độc, lừa dối che mắt. Lựa chọn và góp phần tiếng nói lương tri bảo vệ điều thiện là nhận được tấm vé bước vào cánh cửa tương lai.

Có trách nhiệm với sinh mệnh của chính mình thì mọi việc đúng sai đều cần suy xét một cách lý trí. Câu nói “Người không biết thì không có tội” đã sai lệch với luận nhân quả “ai gieo gì thì gặt nấy”.

(Nguồn: vn.minghui.org)

Không có nhận xét nào:

Reviews

Post Bottom Ad