Phúc báo có được là do tâm, là từ một trái tim thiện lương; những việc không phù hợp với đạo lý đất trời dù cho là đơn giản nhưng cũng sẽ phải nhận lấy quả báo tương ứng.
11 điều là tiền đề tạo nhân duyên tốt
1, Hãy khích lệ người khác. Hãy khen ngợi những thành quả mà người khác đạt được hoặc những việc tốt mà người khác đã làm. Lời động viên khích lệ như ánh mặt trời, nếu thiếu mất nó thì chúng ta không có đầy đủ dưỡng chất để sinh trưởng.
2, Bất cứ lúc nào cũng nên giữ thể diện cho người khác. Đừng hạ thấp người khác, cũng đừng thổi phồng sai lầm của họ. Chỉ nên nói những lời tốt đẹp sau lưng người khác. Hãy nêu ý kiến nhiều hơn, hạn chế việc đưa ra mệnh lệnh khi không cần thiết. Như vậy sẽ có thể thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, và tránh dẫn phát mâu thuẫn.
3, Sống trên đời phải có khí khái, tự tin, độc lập. Biết điều gì phù hợp với mình, biết mình cần gì, không cần gì, biết cách Thiện đãi và chăm sóc bản thân. Bình thường mọi người thường tin tưởng người chững chạc hơn vậy nên nếu không thể làm được như vâỵ thì sẽ khó để cho người khác gửi gắm.
4, Khi mắc lỗi hãy thẳng thắn thừa nhận khuyết điểm của chính mình. Những lúc phạm sai lầm, hãy kịp thời xin lỗi; những lúc sắp bị trách mắng, thì tốt nhất bạn hãy chủ động ‘chịu đòn nhận tội’.
5, Khi thấy người khác thuận buồm xuôi gió, bạn nên vì vậy mà mừng cho người ta; khi người khác gặp phải khó khăn, không nên lấy nó làm sự hả hê cho mình, nếu có thể xem khó khăn của người khác giống như khó khăn của mình thì đó là điều đẹp nhất. Đối xử tử tế với người khác chính là đối xử tốt với chính mình. Những điều này chính là tình thân ái nên có.
6, Nhân phẩm tốt là “dung mạo” đẹp nhất của nhân sinh. Không cần chứng minh mà lại tự tỏa sáng.
7, Không cần thiết phải thổi phồng bản thân, tô điểm bản thân quá mức trái lại lại khiến người khác nghi ngờ, phản cảm, chiêu mời những những lời ra tiếng vào. Hãy tạo ấn tượng bởi sự tài năng cùng sự khiêm nhường của mình.
8, Nên cho người khác cơ hội được nói, còn bản thân hãy làm một thính giả biết lắng nghe. Bạn không nên chen ngang lời của người khác, dù khi ấy người ta có nói sai.
9, Không cần phải lúc nào cũng cho là mình có lý. Đôi lúc cũng phải thừa nhận, có lẽ bản thân đã sai. Nên thử phân tích sự tình từ trên lập trường của người khác. Đừng quên hỏi bản thân mình: “Anh ta làm như vậy là xuất phát từ nguyên nhân gì?”. Thông cảm cho người khác chính là thể hiện của lòng bao dung.
10, Những lúc phát sinh mâu thuẫn, bạn hãy giữ bình tĩnh. Trước tiên hãy lắng nghe ý kiến của đối phương, khi tức giận thì cần phải kiềm chế, rồi từ từ bày tỏ lý giải của mình, nếu không hợp thì cứ mỉm cười bỏ qua, chuyện không hợp như vậy trong xã hội rất bình thường, xảy ra tranh chấp thì chắc chắn mình là người thua thiệt.
11, Dù làm điều tốt cũng cần phù hợp với người đó. Mỗi người đều có sở thích và tính cách khác nhau. Trước khi làm điều gì đó hãy tự hỏi: Điều anh ấy thật sự cần là gì? Làm thế nào có thể khiến anh ấy được thoải mái? Nếu không sẽ dễ rơi vào trường hợp giống như thỏ mang cà rốt đi câu cá vậy.
12, Mỉm cười nhiều hơn.
8 loại hành vi tổn hại phúc báo, hại người hại mình
Bỏ thai: Bỏ thai là giết chết một tiểu sinh mệnh trước khi nó được sinh ra, trên thực tế đây cũng là một loại sát sinh. Sau khi phá thai, rất nhiều người phụ nữ phát hiện cơ thể mình bị tổn hại nghiêm trọng, tinh thần u uất, không ổn định, công việc không được suôn sẻ, thậm chí công việc của chồng cũng bị ảnh hưởng, gia đình không hòa thuận, liên tục gặp những chuyện không may. Ngoài ra, trong tất cả các loại tội nghiệp thì sát sinh tổn hại phúc báo lớn nhất, mà nặng nhất chính là giết người.
Tà dâm: Người phạm vào tội tà dâm sẽ bị tiêu giảm phúc thọ của mình một cách nghiêm trọng. Tà dâm là chỉ quan hệ bất chính giữa nam và nữ, thủ dâm, ý dâm, xem các loại phim sách có nội dung khiêu dâm các loại… Người phạm vào tội này thường sẽ bị tổn hại sức khỏe, sự nghiệp không thuận lợi, hao tổn tiền tài, gia cảnh suy sụp, thậm chí có thể nhiễm nhiều bệnh tật nguy hiểm.
Mắng chửi Thánh hiền, xung đột cha mẹ: Không tôn trọng cha mẹ, các bậc hiền nhân cũng là hành vi tiêu giảm đức; xung đột với cha mẹ người lớn là nguyên nhân gây tổn phúc tiêu lộc. Bất luận người được sinh ra trong cảnh bần cùng hay gia đình giàu có, nếu có tấm lòng tôn kính và hiếu nghĩa với cha mẹ, người lớn tuổi thì như là tích phúc cho mình. Còn ngược lại sẽ tiêu giảm phúc phần của mình, sự nghiệp không tốt, gia đình không hòa thuận, làm việc gặp nhiều khó khăn phiền toái.
Kiếm tiền bất nghĩa: Người có tiền thì phải có tâm, nếu không thì có tiền rồi cũng gặp họa không giữ được một đồng. Dùng phương pháp bất nghĩa để có được nhiều tiền, có thể sẽ cao hứng nhất thời nhưng cuối cùng sẽ nhận tai họa.
Phát giận: Tức giận được xem như là lửa thiêu trụi công đức, phát một phen lửa giận, đốt sạch công đức của mình. Cho nên người ta thường nói: “Gia đình hòa thuận thì mọi sự đều tốt đẹp”, “Hòa nhã sinh tiền tài”.
Lãng phí: Cổ nhân nói: “Tĩnh để tu thân, kiệm để dưỡng đức”. Tiết kiệm cũng là một loại đức phúc, không lãng phí chính là tích đức cho bản thân. Người hay lãng phí, sẽ đánh mất đức phúc của mình khá nhanh, trong cuộc sống hàng ngày thường hay gặp phải nhiều chuyện không vui, không như ý. Lãng phí là hành vi tiêu giảm phúc báo, là chôn xuống mầm tai vạ cho chính mình.
Vong ân: Luôn ghi nhớ ơn nghĩa của người khác đối với mình, trời đất Thần Phật đều cảm phục. Người biết báo ơn người sẽ càng gặp được nhiều người giúp đỡ. Nếu quên ơn bội nghĩa, trời đất ma quỷ đều khinh bỉ, không ai muốn giúp đỡ, bởi vì người quên ơn đã khiến cho bản thân mình sống trái ngược với đạo lý trời đất, cách xa nhân nghĩa.
Phỉ báng Thần Phật: Sâu thẳm trong con người đều có cái tâm kính sợ Thần Phật, trong nội tâm sẽ có một khoảng kiêng kị khi nhắn đến bậc Thần linh. Nếu con người đối với Thần Phật không có tâm kính sợ ắt trong lòng không còn ranh giới cuối cùng, vô pháp vô thiên tự làm điều ác và tự mình tiêu giảm phúc thọ của mình.
Biên tập và sưu tầm Minh Nguyệt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét