Việt Nam ở đâu trong ngành công nghệ và chuỗi cung ứng toàn cầu? - ✅ PHUCTHINHCOMPUTER.COM ✅ 0939.69.3585 ✅ 68 Bacu, Tp. Vũng Tàu

✅ PHUCTHINHCOMPUTER.COM ✅ 0939.69.3585 ✅ 68 Bacu, Tp. Vũng Tàu

Dịch vụ sửa chữa, lắp ráp, cài đặt máy tính, laptop...

Ads Header

test banner

Post Top Ad

Việt Nam ở đâu trong ngành công nghệ và chuỗi cung ứng toàn cầu?

Share This

Tại tọa đàm Why Vietnam vừa được tổ chức, nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đã khẳng định vai trò và vị thế không nhỏ của Việt Nam trong ngành công nghệ cũng như chuôĩ cung ứng toàn cầu.

Chiều 14/11, Bộ Thông tin & Truyền thông đã tổ chức Tọa đàm Đầu tư ICT Vietnam 2020 với chủ đề “Why Việt Nam” (Tại sao Việt Nam). Đây là sự kiện bên lề Hội nghị và Triển lãm quốc tế ITU Virtual Digital World 2021 do Việt Nam đăng cai tổ chức. 

Tại buổi tọa đàm, câu chuyện về vai trò, vị thế Việt Nam trong ngành công nghệ thế giới, quá chuyển đổi số và các bước đi hậu đại dịch của Việt Nam đã thu hút sự quan tâm thảo luận của các nhà quản lý, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

{keywords}
Tọa đàm "Why Vietnam?" vừa được tổ chức tại Hà Nội. Ảnh: Trọng Đạt

Thingbig Việt Nam: Tầm vóc lớn, tư duy lớn

PV: Nhiều người vẫn cho rằng, Việt Nam là một đất nước nhỏ, nhưng chúng ta có thực sự nhỏ hay không? Nếu nhìn từ góc độ phát triển ngành CNTT-Truyền thông, Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ thế giới?

Ông Nguyễn Thanh Tuyên - Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông):

Chúng ta lớn hay nhỏ phải nhìn từ góc độ và các số liệu khách quan. Trên thế giới có nhiều nước diện tích lớn hơn chúng ta, nhưng Việt Nam có quy mô dân số lớn, có GDP xếp thứ 40 thế giới và đứng thứ 4 ASEAN.

Về lĩnh vực CNTT, trong những năm qua, chúng ta đã vươn lên vượt nhiều cường quốc về CNTT, một số lĩnh vực lọt top 10 thế giới. Về sản xuất, xuất khẩu điện thoại, chúng ta đứng thứ 2 thế giới, chiếm 13,3% thị phần năm 2019. Về xuất khẩu điện tử, Việt Nam xếp thứ 9 thế giới.

Việt Nam cũng được đánh giá cao và đứng thứ 9 thế giới về outsourcing. Một lĩnh vực khác cũng đang phát triển mạnh thời gian gần đây là sản xuất game. Có thể thấy điều đó qua việc tựa game blockchain Axie Infinity đã trở thành hiện tượng nổi bật toàn cầu. Việt Nam hiện xếp thứ 6 thế giới trong lĩnh vực game.

Từ những điều này, khách quan mà nói chúng ta đang lên mạnh mẽ trong công nghiệp ICT. Việt Nam cũng đang có chiến lược để tiếp tục vươn lên hơn nữa.

{keywords}
Ông Nguyễn Thanh Tuyên - Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), người ngồi bên trái khung hình. Ảnh: Trọng Đạt

Ông Nguyễn Lâm Thanh - Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, Đại diện Tik Tok tại Việt Nam:

Với góc nhìn của tôi, Việt Nam có lợi thế lớn là người Việt rất chịu khó, chăm chỉ, có năng lực. Tuy nhiên chúng ta thiếu nhạc trưởng, có nhiều người giỏi nhưng mỗi người làm một cách khác nhau, khá tự phát.

Các chính sách nhà nước về vĩ mô rất rõ nhưng khi đi vào chi tiết thì bị thiếu ở đâu đó. Nhà nước muốn dẫn dắt doanh nghiệp, bởi vậy, tính sáng tạo của mọi người bị hạn chế.

Hai năm qua, do tác động của đại dịch Covid-19, chúng ta đã mất rất nhiều nhưng cũng được lợi ở một phần nào đó. Với ngành ICT, Việt Nam đã rút ngắn tốc độ phát triển từ 3-5 năm khi mọi người đã bắt đầu quen với môi trường số, tận dụng được khả năng và bắt đầu có thói quen sử dụng dịch vụ số.

PV: Việt Nam đang ở đâu trong chuỗi cung ứng toàn cầu?

Ông Hồ Chí Dũng - Phó Tổng Giám đốc phụ trách mảng phát triển mạng lưới viễn thông (Công ty điện tử Samsung Vina):

Ở góc độ vĩ mô, vai trò và vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu là vô cùng quan trọng. Không phải tự nhiên mà số lượng “đại bàng” hay các nước lớn đang ủng hộ Việt Nam ngày một nhiều hơn.

Mỗi năm, Samsung sản xuất khoảng 180 triệu các thiết bị điện tử khác nhau, từ điện thoại đến TV, tủ lạnh... Trong đó, Việt Nam chiếm 60% tổng sản lượng thiết bị của Samsung trên toàn cầu.

{keywords}
Ông Hồ Chí Dũng - Phó Tổng Giám đốc phụ trách mảng phát triển mạng lưới viễn thông (Công ty điện tử Samsung Vina). Ảnh: Trọng Đạt

Trong 1, 2 năm gần đây, Samsung đã thắng 1 loạt gói thầu tỷ USD về thiết bị viễn thông, 5G. Tuy nhiên ít ai biết rằng, 90% những thiết bị đó được sản xuất ở Việt Nam. Điều này cho thấy vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Samsung tin rằng Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục đóng vai trò rất lớn vào nền kinh tế thế giới. Do vậy, Samsung đã tiếp tục cam kết đầu tư, thậm chí cả vào những ngành có giá trị đứng đầu trong chuỗi cung ứng.  

Hiện Samsung có khoảng hơn 2.000 kỹ sư R&D đang làm việc tại Việt Nam. Công ty cũng đang xây dựng một trụ sở mới tại Hà Nội. Dự kiến trụ sở này sẽ đi vào hoạt động cuối năm 2022 với khoảng 3.000 kỹ sư làm việc tại đây. Câu chuyện của Samsung là minh chứng cho thấy, vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu là rất lớn.

PV: Việt Nam cần ưu tiên những chính sách gì về thương mại điện tử (TMĐT) để tham gia sâu hơn vào quá trình toàn cầu hóa?

Bà Vũ Thị Minh Tú - Giám đốc đối ngoại, Lazada Việt Nam:

TMĐT đã cung cấp sân chơi giúp người bán tiếp cận với người mua thuận tiện hơn nhờ vào lợi thế của công nghệ. Để TMĐT phát huy tốt nhất vai trò của mình nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thế giới, cần có một số ưu tiên chính sách sau.

Thứ nhất, cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là những đối tượng đang chịu tổn thương do tác động của dịch bệnh. Do đó, cần giúp họ có năng lực tốt hơn trong việc nắm bắt yêu cầu của thị trường để điều chỉnh sản xuất kinh doanh cho phù hợp.

Bên cạnh đó, chúng ta cần bồi dưỡng kỹ năng số để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tận dụng TMĐT chuyển đổi sang mô hình kinh doanh số.

Thứ hai, dù trong TMĐT hay thương mại truyền thống, hệ thống logistic đều đóng vai trò vô cùng quan trọng. Do vậy cần có chính sách khuyến khích phát triển hệ thống logistic Việt Nam.

{keywords}
Bà Vũ Thị Minh Tú - Giám đốc đối ngoại, Lazada Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt

Giờ là thời điểm cần khuyến khích TMĐT xuyên biên giới. Đây là cách giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường rộng lớn, đa dạng hơn nhờ công nghệ. Muốn làm được điều này, cần có sự tham gia hỗ trợ của các bộ ngành liên quan, đặc biệt trong việc giao thương hàng hoá xuyên biên giới, thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.

Nếu có được chính sách như vậy, TMĐT có thể phát huy tốt nhất vai trò, giúp doanh nghiệp đa dạng hoá kênh kinh doanh để vươn ra thế giới, giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn.Đây là thời điểm cần khuyến khích TMĐT xuyên biên giới. Đây là cách giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường rộng lớn, đa dạng hơn nhờ công nghệ. Muốn làm được điều này, cần có sự tham gia hỗ trợ của các bộ ngành liên quan, đặc biệt trong việc giao thương hàng hoá xuyên biên giới, thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.

PV: Đổi mới sáng tạo đã trở thành tiêu chí để đo lường sự phát triển của các quốc gia. Năng lực đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp Việt Nam đang ở đâu so với thế giới?

Ông Thiều Phương Nam - Tổng Giám đốc Qualcomm Việt Nam, Lào và Campuchia:

Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng trong chuỗi giá trị của ngành công nghệ thế giới. Qualcomm đã mở trung tâm R&D tại Hà Nội. Đây là trung tâm R&D đầu tiên của Qualcomm tại khu vực Đông Nam Á.

Việc Việt Nam là 1 trong những quốc gia đầu tiên trong khu vực và trên thế giới thử nghiệm và triển khai 5G là minh chứng rõ ràng chứng minh năng lực của người Việt Nam.

Chúng tôi rất ấn tượng với kế hoạch phát triển 5G của chính phủ Việt Nam. Tôi nghĩ rằng hạ tầng 5G rất quan trọng để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, giúp các công ty Việt Nam tiếp cận môi trường tốt nhất.

Chúng tôi đã làm việc với nhiều nhà mạng và công ty sản xuất thiết bị. Qualcomm đánh giá rất cao năng lực của các công ty Việt Nam trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo.

Nhiều sản phẩm của các công ty công nghệ Việt Nam đã được chứng minh không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Các sản phẩm smartphone, AI Camera Việt đã được triển khai ở cả những quốc gia khác ngoài Việt Nam. Chúng tôi có niềm tin lớn vào tiềm năng của các công ty Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ.

Thị trường Việt Nam – góc nhìn từ chuyển đổi số:

PV: Chuyển đổi số sẽ tạo ra một không gian mới với thị trường không có đường biên giới hạn. Trong đó, chính phủ sẽ là người đóng vai trò tiên phong, dẫn dắt. Vậy Việt Nam đã làm gì để thúc đẩy quá trình này?

Bà Trần Thị Quốc Hiền - Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông:

Nhận thức và quyết tâm chuyển đổi số mạnh mẽ của Việt Nam đã được thể hiện một cách mạnh mẽ và quyết liệt từ trung ương đến địa phương.

Chính phủ đã ban hành Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 với 3 trụ cột chính là chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.

Việt Nam sẽ chuyển đổi số trong 8 lĩnh vực, ngành nghề gồm y tế, giáo dục, tài chính ngân hàng, nông nghiệp, giao thông vận tải & logistic, năng lượng, tài nguyên môi trường và sản xuất công nghiệp.

{keywords}
Tại "Why Vietnam?", nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đã khẳng định vai trò và vị thế không nhỏ của Việt Nam trong ngành công nghệ cũng như chuôĩ cung ứng toàn cầu. Ảnh: Trọng Đạt

Chương trình chuyển đổi số quốc gia của Việt Nam hướng tới mục tiêu kép là vừa phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số nhưng cũng vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu.

Quan điểm chính của chương trình chuyển đổi số quốc gia là nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số. Người dân là trung tâm của chuyển đổi số. Thể chế là động lực của chuyển đổi số. Phát triển các nền tảng số là giải pháp đột phá để thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn, giảm chi phí và tăng hiệu quả.

PV: Các doanh nghiệp đã và đang tham gia thế nào vào quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam?

Ông Nguyễn Lâm Thanh - Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, Đại diện Tik Tok tại Việt Nam:

TikTok là 1 doanh nghiệp trẻ. Chúng tôi hiện chỉ mới 5 tuổi và đã có mặt ở Việt Nam được 3 năm. Hiện TikTok có khoảng 1 tỷ người dùng mỗi tháng.

TikTok được thiết kế là một nền tảng giải trí với vai trò mang sự sáng tạo đến với cộng đồng. Tuy là một nền tảng giải trí, hiện có khoảng 300-400 triệu lượt xem các nội dung giáo dục trên TikTok. Đây là con số không nhỏ so với cách đây 1 năm, khi chỉ có khoảng 20 triệu lượt xem nội dung giáo dục trên TikTok mỗi ngày.

TikTok ở Việt Nam hiện cũng đang phục vụ việc quảng bá sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp. Từ câu chuyện của TikTok, có thể thấy tiềm năng rất lớn của chuyển đổi số.

Người dùng, các hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp nhỏ sẽ chuyển đổi số trước, sau đó tới các doanh nghiệp lớn. Quá trình chuyển đổi là không thể thay đổi được và đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng.

{keywords}
Ông Nguyễn Lâm Thanh - Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, Đại diện Tik Tok tại Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt

Bà Vũ Thị Minh Tú - Giám đốc đối ngoại, Lazada Việt Nam:

Chỉ tính riêng trong 2 làn sóng đầu của đại dịch Covid-19, Lazada đã giúp 110.000 doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi số và kinh doanh trên sàn thương mại điện tử.

Trong lễ hội mua sắm ngày 9/9 vừa qua, tổng doanh thu của Lazada đã tăng gấp 2 so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, tổng số đơn hàng đã tăng gấp 3 lần.

Khách hàng đang có xu hướng quan tâm hơn đến chất lượng sản phẩm và uy tín người bán hàng. Số lượng người mua sắm trên gian hàng chính hãng do vậy đã tăng gấp 2 so với năm ngoái. Đây là con số rất đáng khích lệ, phản ánh sự phát triển của TMĐT cũng như quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam.

Phục hồi kinh tế hậu đại dịch bằng công nghệ

PV: Đâu là vai trò của công nghệ trong phòng, chống đại dịch, phục hồi kinh tế và trong cuộc sống bình thường mới?

Ông Nguyễn Thanh Tuyên - Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông):

Khi đại dịch bùng phát tại các tỉnh miền nam, toàn bộ hoạt động của mọi người dân đều bị dừng lại một cách đột ngột. Chúng ta không thể đi học, đi làm hay thậm chí là đi chợ. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian ngắn, nhiều doanh nghiệp công nghệ số trong nước đã đưa ra các giải pháp để biến những điểu không thể thành có thể.

Toàn bộ tổ dân phố của tôi đã thành lập một nhóm chung trên Zalo, qua đó mỗi người dân đều nhận được thông báo từ chính quyền cơ sở. Con tôi tham gia học và làm bài tập trên các nền tảng trực tuyến. Cơ quan tôi cũng làm việc trực tuyến trên mạng. Các sàn TMĐT như Lazada, Voso, Postmart cũng đã cung cấp các dịch vụ hàng hóa tới từng người dân.

Người dân, doanh nghiệp giờ đây đã chuyển đổi mô hình kinh doanh, cách suy nghĩ, cách làm việc, cách sống để vừa đảm bảo an toàn, vừa duy trì phát triển. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp công nghệ số cần phải tiếp tục làm sao để linh hoạt chung tay cùng đất nước phục hồi phát triển kinh tế.

Bà Vũ Thị Minh Tú - Giám đốc đối ngoại, Lazada Việt Nam:

Công nghệ đang đóng vai trò ngày càng thiết yếu trong phòng chống dịch bệnh và phục hồi kinh tế. TMĐT sẽ giúp hạn chế tiếp xúc trực tiếp, người dân có thể ngồi nhà đặt hàng và chờ người mang đến tận nơi.

Đối với việc phục hồi kinh tế, TMĐT sẽ giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ gia đình đa dạng hóa kênh bán hàng. Họ có thể bán hàng online và tiếp cận với thị trường mới rộng lớn, đa dạng hơn. Đây là cách giúp các đối tượng này kinh doanh hiệu quả hơn để nhanh chóng phục hồi, phát triển kinh tế hậu đại dịch.

TMĐT còn có thể tạo ra lợi ích gián tiếp thông qua việc các nhà bán hàng mở rộng kinh doanh, tăng nhu cầu tuyển dụng, từ đó tạo công ăn việc làm.

Những hộ gia đình và cá nhân có nhu cầu buôn bán nhỏ lẻ cũng sẽ có cơ hội nhờ TMĐT. Đây là thế mạnh mà công nghệ và TMĐT có thể tham gia đóng góp cho công cuộc phòng chống dịch bệnh, phục hồi kinh tế và cả trong cuộc sống bình thường mới.

{keywords}
Các chuyên gia chia sẻ tại tọa đàm "Why Vietnam?" về những hướng đi tiếp theo của Việt Nam trong việc ứng dụng công nghệ để phục hồi nền kinh tế hậu đại dịch. Ảnh: Trọng Đạt

Ông Nguyễn Lâm Thanh - Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, Đại diện Tik Tok tại Việt Nam:

Ngay khi dịch Covid-19 bùng phát hồi năm ngoái, TikTok đã tổ chức chiến dịch thay đổi thói quen rửa tay của mọi người.

Chỉ sau mấy ngày, nhiều nước đã sử dụng “vũ điệu rửa tay” của Việt Nam để truyền thông về việc rửa tay đúng cách. Tại Việt Nam có đâu đó khoảng 300 triệu lượt xem video về “vũ điệu rửa tay”.

Khi ở nhà, sức khoẻ tinh thần nhiều khi còn quan trọng hơn sức khoẻ vật chất. TikTok vì vậy đã phối hợp với Bộ Y tế để triển khai chương trình “Ở nhà rất vui”. Chiến dịch này sau đó đã rất thành công khi tạo ra 2 triệu video với gần 40 tỷ lượt xem.

Để phục hồi kinh tế, TikTok đang phối hợp với các hiệp hội tổ chức các khóa đào tạo digital marketing cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với mục tiêu giúp họ tận dụng hiệu quả các nền tảng công nghệ mới để đưa sản phẩm đến người dùng.

Ông Thiều Phương Nam - Tổng Giám đốc Qualcomm Việt Nam, Lào và Campuchia:

Chúng tôi thấy rõ vai trò của công nghệ, đặc biệt là công nghệ kết nối trong đại dịch. 75% doanh nghiệp phải nâng cấp hạ tầng mạng để nhân viên làm việc tại nhà. Các công nghệ mới như WiFi Mesh, WiFi 6 và đặc biệt là 5G đều được ứng dụng mạnh trong đại dịch.

Hiện thế giới có khoảng 160 nhà mạng triển khai 5G thương mại vì nhu cầu kết nối tăng mạnh. Đại dịch Covid-19 đã giúp việc ứng dụng công nghệ đi nhanh hơn rất nhiều, đặc biệt là công nghệ di động. Công nghệ 5G đang được triển khai nhanh gấp đôi so với công nghệ 4G trước kia.

Ngay cả khi thế giới kiểm soát được dịch Covid-19, các hoạt động chuyển đổi số cũng sẽ trở thành một điều bình thường mới.

Hiện nay giá logistic của Việt Nam rất cao, chúng ta có thể ứng dụng 5G để tăng hiệu quả sử dụng kho bãi, giảm chi phí. Về sản xuất, với độ trễ thấp, Việt Nam có thể sử dụng 5G để xây dựng các giải pháp nhà máy thông minh.

Nhìn chung, để phục hồi kinh tế và bắt đầu một cuộc sống bình thường mới, việc triển khai 5G sớm và rộng tại Việt Nam là rất quan trọng.

Trọng Đạt

Tọa đàm Why Vietnam: Việt Nam lớn hay nhỏ?

Tọa đàm Why Vietnam: Việt Nam lớn hay nhỏ?

Việt Nam với những khát vọng lớn, tầm nhìn lớn sẽ mang đến thế giới câu chuyện thành công về chuyển đổi số, chính phủ số, kinh tế số - xã hội số và là nơi để các doanh nghiệp công nghệ số tìm đến đầu tư và phát triển.

Không có nhận xét nào:

Reviews

Post Bottom Ad