So với thế hệ iPhone đầu tiên, giá trung bình của iPhone 13 đã tăng khoảng 80%.
Theo nghiên cứu do công ty tài chính Self thực hiện tại 38 quốc gia, giá bán iPhone đã tăng 81% trên thế giới từ khi phiên bản đầu tiên ra mắt năm 2007. Hiện tại, giá bán dòng iPhone 13 đắt hơn trung bình 437 USD so với iPhone 2G, có giá 499 USD vào năm 2007.
Để đưa ra số liệu, nhóm nghiên cứu đã thu thập giá bán các mẫu iPhone khi ra mắt tại từng quốc gia, chia cho GDP bình quân đầu người rồi so sánh với số liệu tương tự của iPhone 2G năm 2007. Kết quả cho thấy iPhone đắt hơn bao nhiêu so với chi phí sinh hoạt gia tăng tại mỗi nước.
|
Các mẫu iPhone 13 đắt hơn trung bình 81% so với iPhone đời đầu năm 2007. Ảnh: The Verge. |
Tại Mỹ, giá bán iPhone đã tăng hơn 60% so với thế hệ đầu tiên, cao hơn 42% sức mua nội địa. Trên toàn cầu, các mẫu iPhone đắt hơn trung bình 7,75% qua từng năm, cao hơn tỷ lệ tăng trưởng sức mua mỗi năm (3,75%).
Theo MacRumors, bên cạnh công nghệ hiện đại và chi phí sản xuất đắt đỏ, giá bán iPhone tăng còn đến từ lạm phát và sức mua nội địa. Theo nghiên cứu, Apple đã bán iPhone đắt hơn 26% so với tỷ lệ lạm phát, nghĩa là người dân trên thế giới phải trả thêm 154 USD trong thực tế để sở hữu các mẫu iPhone đời mới.
Trong những quốc gia được nghiên cứu, iPhone tại UAE có giá tăng cao nhất so với mức lạm phát sau 14 năm, đạt 110%. Trong khi đó, giá bán thực tế của iPhone tại Ireland rẻ hơn 29% sau 14 năm do tỷ lệ lạm phát thấp hơn tốc độ tăng giá iPhone.
Người dân Ấn Độ phải chi 14,75% sức mua mỗi năm để sở hữu iPhone 13, cao nhất trong những quốc gia được nghiên cứu. Tại Mỹ, người dân chỉ phải bỏ ra 1,17% sức mua.
Các mẫu iPhone 13 mới nhất của Apple có giá khởi điểm 699 USD (iPhone 13 mini), 799 USD (iPhone 13), 999 USD (iPhone 13 Pro) và 1.099 USD (iPhone 13 Pro Max). Trong khi đó, tùy chọn đắt nhất cho từng phiên bản có giá từ 1.029 USD (iPhone 13 mini 512 GB) đến 1.599 USD (iPhone 13 Pro Max 1 TB).
Theo Zing/MacRumors
Vì sao Apple và nhiều ông lớn công nghệ "tính cửa" làm mới chuỗi sản xuất?
Tình trạng mất điện trên diện rộng tại Trung Quốc đang thúc đẩy Apple, Amazon và nhiều ông lớn công nghệ khác chuyển hoạt động sản xuất của họ khỏi quốc gia này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét