Trung Quốc đang sửa đổi Luật Chống độc quyền lần đầu tiên kể từ khi có hiệu lực vào năm 2008, tăng cường các hình phạt chống độc quyền trong một nỗ lực nhằm kiểm soát nhiều hơn đối với lĩnh vực kỹ thuật số.
Theo Angela Zhang, Phó Giáo sư làm việc tại Khoa Luật của Đại học Hồng Kông, dự thảo sửa đổi Luật Chống độc quyền lần này đã tăng đáng kể các hình phạt, mở rộng quyền lực cho Cơ quan Quản lý nhà nước về Quy chế thị trường (SAMR) và gửi một tín hiệu rõ ràng về việc thắt chặt kiểm soát đối với các công ty công nghệ.
Big Tech Trung Quốc đối mặt với mức phạt chống độc quyền tăng 10 lần |
Theo đó, mức phạt tối đa sẽ tăng lên gấp 10 lần, khoảng 5 triệu nhân dân tệ (tương đương 783.000 USD) đối với hành vi không thông báo với cơ quan chức năng về giao dịch sáp nhập, điều này áp dụng ngay cả khi giao dịch không gây ra mối đe dọa về chống cạnh tranh.
Các quy định mới cũng sẽ cho phép SAMR phạt lên đến 1 triệu nhân dân tệ đối với các cá nhân chịu trách nhiệm trực tiếp nếu vi phạm luật, bao gồm đại diện pháp luật, giám đốc và các nhân viên khác.
SAMR được được phép tăng tiền phạt khi khó tính toán lợi nhuận bất hợp pháp của một công ty. Đối với các hành vi vi phạm được coi là “đặc biệt nghiêm trọng”, mức phạt có thể tăng lên đến 5 lần số tiền quy định.
Đánh giá về dự thảo lần này, Du Guangpu, một Luật sư chống độc quyền của Công ty Luật Jingsh ở Bắc Kinh cho biết “Dự thảo sửa đổi bổ sung thêm tính linh hoạt và tác dụng răn đe của Luật Chống độc quyền. Phiên bản hiện tại không có đủ tác dụng ngăn chặn”.
Việc sửa đổi được đưa ra 10 tháng sau khi Bắc Kinh bắt đầu cuộc điều tra chống độc quyền đối với tập đoàn Alibaba Group Holding, dẫn đến một chiến dịch kéo dài chống lại sự lạm dụng có ý thức từ các công ty Big Tech. Alibaba và gã khổng lồ giao hàng theo yêu cầu Meituan đều bị phạt nặng vì vi phạm Luật chống độc quyền trong năm nay.
Tăng cường thực thi chống độc quyền và “ngăn chặn việc mở rộng vốn một cách mất trật tự” đã được đặt lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của các nhà quản lý trong năm nay, với các cuộc đàn áp dự kiến sẽ tiếp tục khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình theo đuổi chính sách “thịnh vượng chung” nhằm thúc đẩy thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Vào tháng 8 vừa qua, ông Tập nói rằng cạnh tranh công bằng là cần thiết để cải thiện nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
“So với các nền kinh tế trưởng thành như Mỹ và các cơ quan tài phán châu Âu, các cơ quan thực thi pháp luật chống độc quyền của Trung Quốc còn khá “non trẻ ” và việc thực thi pháp luật của chúng tôi thua xa các nước khác về nhân sự,” Wu Zhenguo - Tổng giám đốc của SAMR cho biết.
Tăng cường giám sát lĩnh vực công nghệ cũng được nêu rõ trong một số phần của luật sửa đổi lần này. Trong đó quy định các doanh nghiệp không được “loại trừ hoặc hạn chế” cạnh tranh bằng cách lạm dụng dữ liệu, thuật toán, công nghệ, lợi thế vốn hoặc các quy tắc nền tảng. Theo luật, một người chơi thống lĩnh tham gia vào các hoạt động này được coi là đang lạm dụng sức mạnh thị trường của mình.
“Luật Chống độc quyền thường được coi là sản phẩm của thời đại công nghiệp. Nhưng nền kinh tế kỹ thuật số đã phát triển nhanh chóng trong hai thập kỷ qua và nhiều vấn đề đã xuất hiện. Dự thảo sửa đổi Luật Chống độc quyền lần này cũng nhằm giải quyết các vấn đề đó”, Luật sư Du Guangpu cho biết.
Phan Văn Hòa (theo SCMP)
Dự luật chống độc quyền mới nhằm vào các “ông lớn công nghệ” Mỹ
Một nhóm các nghị sĩ lưỡng đảng tại Thượng viện Mỹ, đứng đầu là Amy Klobuchar và Chuck Grassley, dự kiến đề xuất một dự luật mới nhằm ngăn cản các nền tảng của nhóm “đại gia công nghệ” Mỹ (Big Tech) ưu tiên các sản phẩm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét