Có lẽ với nhiều người, sẽ khá khó để hình dung chiếc bảng vẽ điện tử – một công cụ vốn được ‘đo ni đóng giày’ dành cho người làm công việc sáng tạo, thiết kế – lại trở thành một sản phẩm mà các giáo viên có thể sử dụng cho quá trình dạy học trực tuyến.
Wacom là nhà sản xuất bảng vẽ điện tử đến từ Nhật, nổi tiếng lâu năm trong giới làm sáng tạo như họa sĩ, thiết kế, được sử dụng chủ yếu trong sản xuất phim, thiết kế game, chỉnh sửa hình ảnh… Tuy nhiên, từ khi các trường đại học lớn như Saint Leo, Syracuse… ở Mỹ hay trường TU Dort Mund ở Đức bắt đầu ứng dụng bảng vẽ điện tử vào giáo dục thì Wacom nhanh chóng được nhóm giáo viên trên thế giới tin dùng, như một công cụ thiết yếu hỗ trợ dạy học.
Ở Việt Nam, Wacom được giáo viên tin dùng trong vài năm trở lại đây nhờ kích thước nhỏ gọn, mỏng nhẹ như một cuốn vở, tương thích với mọi hệ điều hành, kết nối tốt các phần mềm chuyên dụng như Zoom hay Google Meet… “Bảng vẽ điện tử trở thành giáo cụ giúp giáo viên có thể gần học sinh hơn”, cô Khánh Vi, giáo viên môn Toán, trường THPT Dương Văn Thì, Quận Thủ Đức, Tp.HCM cho biết.
“Khi dạy trực tuyến, dùng thiết bị Wacom giáo viên có thể chuyển tải được những kiến thức đến học sinh một cách rõ ràng nhất, chi tiết nhất như là dạy trực tiếp. Kết hợp với việc sử dụng các hỗ trợ khác như các phần mềm, học sinh được quan sát và thực hành đầy đủ cũng như các bài giảng được thực hiện trên lớp”, cô Nguyễn Thị Thu Hằng, giáo viên Toán, trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội chia sẻ.
Đồng quan điểm, cô Lê Thị Kim Thanh, giáo viên môn Sinh, trường THCS Nguyễn Huệ, Quận Tân Phú, Tp.HCM cho biết đã sử dụng bảng điện tử cách đây một thời gian, “Viết và dạy bằng bảng Wacom, mình cảm giác như viết trên bảng truyền thống hoặc viết trên giấy, rất bám chữ, không trơn trượt hay trễ nhịp như viết trên Ipad, nét chữ đậm nhạt rõ ràng. Wacom cũng là thương hiệu lâu năm nổi tiếng của Nhật về bảng vẽ điện tử, chuyên dành cho người làm công việc sáng tạo nên mình yên tâm khi chọn mua”.
Nếu như giáo viên ở các thành phố lớn như Tp.HCM, Hà Nội khá quen thuộc với việc sử dụng bảng vẽ điện tử trong dạy học, thì các giáo viên ở tỉnh mới chỉ ở bước thử nghiệm nhưng đánh giá cao tính hiệu quả. Cuối tháng 8/2021, ngay khi nhận được thông báo về việc năm học 2021 – 2022 sẽ khai giảng online, cô Đinh Mỹ Hiền, giáo viên trường THPT chuyên Nguyễn Chí Thanh, Gia Nghĩa, Đak Nông quyết định phải “xuống tiền”. Khoản “đầu tư” của cô, là một bảng vẽ điện tử Wacom. Với một giáo viên dạy toán ở tỉnh nhỏ, việc trang bị thêm thiết bị công nghệ, xem chừng hơi lạ. “Đây là quyết định khiến tôi cực kỳ hài lòng. Từ khi kết nối bảng Wacom với máy tính, tôi đã có thể trình chiếu tất cả chữ viết, kí tự hay hình hoạ lên màn hình trực tiếp, hệt như tương tác trên bục giảng”. cô Hiền chia sẻ.
Không dừng lại ở nền tảng trực tuyến (online), ngay cả khi dạy trực tiếp (offline), bảng vẽ điện tử cũng là công cụ đắc lực cho giáo viên bởi bút cảm ứng kết nối bluetooth đi kèm cho phép giáo viên, nhất là đội ngũ giảng viên có thể tương tác, chỉnh sửa, ghi chú, góp ý thậm chí chấm điểm… trên các file tài liệu kiểm tra, nghiên cứu học sinh, sinh viên của mình gửi đến. “So với những ngày chấm bài bằng word và chuột máy tính thì bảng điện tử thực sự “giải phóng” cho giáo viên, giúp chúng tôi tiết kiệm thời gian”, thầy Nguyễn Tấn Danh (Giáo viên môn Vật lý, Trường THPT Lê Quý Đôn, Tp.HCM) cho biết.
Hiện Wacom có khá nhiều dòng sản phẩm dành cho nhóm thiết kế sáng tạo và giáo viên với phân khúc giá từ 1,2 triệu. Tuy nhiên, Wacom Intuos S Bluetooth lại được ưa chuộng hơn cả vì kết nối Bluetooth, có ba màu hồng, đen và xanh cho phép người dùng có nhiều lựa chọn. Quan trọng hơn là giá bán thiết bị này chỉ 2,55 triệu đồng, phù hợp với thu nhập của các giáo viên.
Với những tiện ích khá lớn và mức giá này, thời gian tới, có lẽ, bảng vẽ điện tử Wacom sẽ trở thành giáo cụ không thể thiếu của những người làm công việc giảng dạy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét