Xưa nay, việc đầu tư âm nhạc vốn chỉ dành cho những hãng thu âm. Tuy nhiên, công nghệ blockchain đang dần thay đổi điều này khi mở ra cơ hội để người hâm mộ có thể đầu tư cùng nghệ sĩ dù chỉ có một số tiền nhỏ.
Trong thời gian dài nếu bạn muốn đầu tư vào âm nhạc, bạn cần phải chi hơn hàng triệu USD để mua danh mục (catalogue) của nghệ sĩ nhằm gặt hái phần thưởng được trả tiền mỗi khi bài hát được phát. Nhưng nghệ sĩ nhạc điện tử Justin Blau và JD Ross - người đồng sáng lập công ty khởi nghiệp mua nhà Opendoor - đang tìm cách thay đổi điều đó và giúp mọi người có thể đầu tư vào âm nhạc bằng cách sử dụng công nghệ blockchain.
Bộ đôi này ra mắt một nền tảng mới có tên là Royal vào ngày 21/10 vừa qua, là nơi bán quyền đối với các bài hát thông qua các mã định danh không thể thay thế (NFT). Mục tiêu của họ là cung cấp cho người hâm mộ cơ hội kiếm tiền cùng nghệ sĩ yêu thích của họ bằng việc phá vỡ cách thức sở hữu trong làng âm nhạc.
“Không thể tránh khỏi việc công chúng muốn đầu tư vào âm nhạc. Chỉ là hiện họ chưa có đủ điều kiện để làm điều đó. Vì vậy, khi phát triển Royal, chúng tôi đã nghiêu cứu làm cách thức để dân chủ hóa việc đầu tư vào một loại tài sản mới” - Blau nói.
DJ 3LAU - hay còn gọi là Justin Blau - tại một buổi biểu diễn ở Miami, Florida. Ảnh: Sergi Alexander / Getty Images. |
Trước khi có NFT, đầu tư vào quyền xuất bản âm nhạc hầu như không thể, trừ khi bạn có hàng triệu USD. Vậy nên điều này đã giới hạn các nhà đầu tư chủ yếu là những hãng thu âm, quỹ đầu cơ và các nhà đầu tư được công nhận (các cá nhân có tài sản ròng hơn 1 triệu USD). Điều đó đồng nghĩa với việc mua một catalogue của một nghệ sĩ nổi tiếng - ví dụ như Tina Turner, người vừa bán danh mục của mình với giá 50 triệu USD. Giờ đây với các nền tảng như Royal và NFTs, mọi người có thể đầu tư vào các bài hát riêng lẻ thay vì toàn bộ album và thậm chí là các phần nhỏ của một bài hát.
Royal sẽ chia các phần tiền bản quyền của một bài hát thành các phần nhỏ và bán chúng dưới dạng NFT, làm cho nó có giá cả phải chăng hơn nhiều đối với các nhà đầu tư nhỏ.
“Hãy tưởng tượng bạn mua một đĩa than và tất cả chỉ có 100 đĩa than trong album. Khi sở hữu tác phẩm nghệ thuật hữu hình, bạn cũng tham gia vào việc gia tăng tiền bản quyền của bài hát. Chúng tôi muốn gọi đó là sự chuyển nhượng quyền cho việc mua tác phẩm nghệ thuật” - Blau nói.
Ý tưởng là đầu tư vào một nghệ sĩ mới và kiếm tiền bản quyền khi nghệ sĩ đó trở nên nổi tiếng bằng cách cho phép họ kiếm tiền từ quyền doanh thu phát nhạc trực tuyến cho các bài hát.
“Tôi nghĩ sẽ thật tuyệt nếu người hâm mộ có thể đồng sở hữu tác phẩm âm nhạc cùng các nghệ sĩ yêu thích của họ. Người hâm mộ là những nhân tố khiến nghệ sĩ trở nên nổi tiếng…Vậy tại sao không để người hâm mộ tham gia vào quá trình trưởng thành và phát triển của nghệ sĩ” - Blau cho biết.
Hiệu ứng cộng đồng
Blau nói rằng mô hình kinh doanh này cũng tạo ra một hiệu ứng cộng đồng khó có thể tái tạo. Anh lập luận rằng âm nhạc thúc đẩy sự kết nối cảm xúc với người nghe - họ phát trực tuyến, chia sẻ bài hát với bạn bè, thêm bài hát vào danh sách phát và nhảy theo bài hát đó trên Tiktok. Người hâm mộ là động lực thúc đẩy sự nổi tiếng của một bài hát, nhưng họ không có bất kỳ quyền sở hữu hay nhận bất kỳ giá trị nào ngoài mối liên hệ tình cảm. Theo Blau, khi một nghệ sĩ chia sẻ tiền bản quyền của họ với những người hâm mộ trên Royal, họ đang làm cho mối quan hệ đó thậm chí còn có giá trị hơn đối với người hâm mộ, những người sẽ có động lực tài chính để phát trực tuyến và quảng bá bài hát đó nhiều hơn.
Nam ca sĩ với nghệ danh 3LAU này đang phát hành một bài hát vào thứ 6 có tên “Worst Case”, đây sẽ là bài hát đầu tiên anh đồng sở hữu với người hâm mộ. Anh tặng 50% tiền bản quyền phát trực tuyến của mình cho 333 người chiến thắng, những người sẽ được trả tiền mỗi khi bài hát được phát trực tuyến. Ngay sau đó, Royal sẽ tổ chức một loạt các buổi biểu diễn trực tiếp của những nghệ sĩ độc quyền được họ lựa chọn trước khi đến đích cuối cùng là mở ra nền tảng cho nhiều nghệ sĩ hơn tham gia vào năm sau.
Một du khách xem một “tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số NFT” được bán đấu giá vào ngày 20/5 tại nhà đấu giá Millonosystemque, Brussels, Bỉ. Ảnh: Kenzo TRIBOUILLARD. |
Ngành công nghiệp âm nhạc bị tác động như thế nào?
Spotify đã phá vỡ cách phân phối và nghe nhạc khi ra mắt vào năm 2006. Bây giờ Blau đang tìm cách phá vỡ cách sở hữu âm nhạc, nhằm xác định lại ý nghĩa của việc sở hữu một bài hát. Anh tin rằng công nghệ blockchain sẽ thay đổi tất cả các khía cạnh của ngành công nghiệp âm nhạc, đặc biệt là tiền bản quyền. Blau hình dung ra một tương lai mà quyền sở hữu thực tế đối với quyền doanh thu chính của bài hát cho phép các nghệ sĩ rời khỏi guồng quay của ngành công nghiệp âm nhạc để cùng những người hâm mộ của họ thu về những giá trị họ xứng đáng được hưởng.
Blau nói: “Việc sử dụng NFT và tất cả các loại công nghệ blockchain để phổ biến quyền sở hữu và loại bỏ những người trung gian trong ngành công nghiệp âm nhạc là vô cùng mạnh mẽ và chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai. Chúng tôi rất vui khi xây dựng một lớp trên nền công nghiệp âm nhạc hiện tại”. (Mã định danh không thể thay thế là tài sản kỹ thuật số duy nhất được liên kết với chuỗi khối. NFT có thể đại diện cho hầu như bất kỳ tài sản kỹ thuật số nào, bao gồm tác phẩm nghệ thuật, nhạc hoặc phim, vật phẩm ảo và tệp âm thanh).
Công ty đầu tư tiền điện tử Paradigm là một đối tác tin tưởng, đồng dẫn đầu vòng hạt giống trị giá 16 triệu USD của Royal with Founders Fund. Fred Ehrsam - đồng sáng lập và đối tác quản lý tại Paradigm và đồng sáng lập Coinbase - cho biết: “Crypto thay đổi trò chơi với những người sáng tạo. Họ có thể đến trực tiếp người hâm mộ, không cần trung gian hoặc các hãng lớn. Ngược lại, người hâm mộ có thể đầu tư vào những người sáng tạo yêu thích của họ. Đầu tư và văn hóa đang hòa làm một”.
Các nghệ sĩ cũng được hưởng lợi. Trong nhiều thập kỷ, họ đã phải tham gia vào những hợp đồng bất lợi. Trung bình, các nghệ sĩ chỉ nhận được một tỷ lệ phần trăm nhỏ trong doanh thu mà âm nhạc của họ tạo ra. Họ cũng mất quyền kiểm soát rất nhiều quyết định đối với âm nhạc của mình. Blau cho biết bằng cách cho phép các nghệ sĩ bán bản quyền âm nhạc của họ trực tiếp cho người hâm mộ, họ có thể quyết định họ muốn bán bao nhiêu và với giá nào, trong khi vẫn kiểm soát được những gì xảy ra với các bài hát của họ.
Royal sẽ giới thiệu các bài hát của các nghệ sĩ độc lập mới nổi cũng như các ngôi sao lớn do hãng đại diện. Blau nói: “Chúng tôi chắc chắn muốn làm việc với các nghệ sĩ mới nổi để kết nối trực tiếp với người hâm mộ trên Royal và bắt đầu sự nghiệp của họ... cũng giống như các nghệ sĩ làm việc với các hãng tận hưởng sự kết nối tương tự” - Blau nói.
Tương tự như các dịch vụ NFT trên các nền tảng như OpenSea, người dùng Royal sẽ được thông báo về việc ra mắt trước thời hạn và có thể mua mã định danh phiên bản giới hạn của bản quyền bài hát, họ sẽ có thể giao dịch trên Royal và các nền tảng khác. Royal đang sử dụng Ethereum để bắt đầu, nhưng có kế hoạch kết hợp nhiều chuỗi khối trong tương lai.
Nhóm nhạc rock Kings Of Leon. Ảnh: Press/NME. |
Các thị trường NFT đã rất nóng, với các nhà đầu tư đổ hàng trăm triệu USD giá trị của tiền mã hóa vào nghệ thuật kỹ thuật số, trong khi nghệ sĩ có thêm thu nhậptừ việc sử dụng blockchain để kiếm tiền từ âm nhạc của họ. Grimes - nhạc sĩ người Canada (và bạn gái cũ của Elon Musk) và ban nhạc rocker của Kings of Leon đã bán đấu giá các sản phẩm âm nhạc của họ dưới dạng token. Blau - một nhà đầu tư ban đầu vào NFT - đã bán album được token hóa đầu tiên trên thế giới, thu về 11,7 triệu USD trong vòng chưa đầy 24 giờ và nhanh chóng giữ kỷ lục về mã định danh không thể thay thế đắt nhất từng được bán.
Royal không phải là người chơi đầu tiên của loại hình này. Royal Exchange - một thị trường trực tuyến để mua và bán bản quyền - bắt đầu bán quyền xuất bản âm nhạc dưới dạng NFT vào tháng 6/2021.
Nguyễn Minh (theo Yahoo Finance)
NFT Music - Từ sưu tầm đến cộng đồng
Theo dõi những thương vụ NFT trong âm nhạc, đặc biệt là sự bùng nổ trong suốt 12 tháng qua khi gần 70 triệu USD đổ vào thị trường này, Nftnow đã nghiên cứu và xuất bản một số báo cáo dài hạn về các xu hướng trong thời gian tới.
NFT trong âm nhạc - Chuyển quyền lực về cho nghệ sĩ
Hàng loạt nghệ sĩ trong làng âm nhạc thế giới đang kiếm bộn nhờ NFT. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng NFT còn có thể tạo nên một cuộc cách mạng chuyển giao quyền lực từ các hãng đĩa sang cho các nghệ sĩ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét