Bà Rịa - Vũng Tàu sớm cán đích 100% học sinh có thiết bị để học trực tuyến - ✅ PHUCTHINHCOMPUTER.COM ✅ 0939.69.3585 ✅ 68 Bacu, Tp. Vũng Tàu

✅ PHUCTHINHCOMPUTER.COM ✅ 0939.69.3585 ✅ 68 Bacu, Tp. Vũng Tàu

Dịch vụ sửa chữa, lắp ráp, cài đặt máy tính, laptop...

Ads Header

test banner

Post Top Ad

Bà Rịa - Vũng Tàu sớm cán đích 100% học sinh có thiết bị để học trực tuyến

Share This

Sớm chuẩn bị điều kiện cho việc dạy học trực tuyến và kêu gọi được sự chung tay của cộng đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu đã đưa con số 44.378 học sinh chưa có thiết bị học online ở thời điểm tháng 8 về 0 trước ngày 20/10.

Covid giúp ngành giáo dục đẩy nhanh việc thích ứng với cách mạng 4.0

Bước vào năm học 2021 - 2022, cùng với nhiều địa phương khác trong cả nước áp dụng biện pháp giãn cách xã hội để hạn chế lây lan dịch bệnh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức dạy học trực tuyến để các em học sinh dù “Tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học”.

Tuy nhiên, thời điểm đó, cũng như nhiều cơ sở giáo dục khác tại địa bàn, trường Tiểu học Long Liên tại huyện Long Điền vẫn còn 17 học sinh hoàn cảnh khó khăn, không có thiết bị tham gia học tập trực tuyến.

Để tháo gỡ khó khăn này, trường Tiểu học Long Liên đã kêu gọi sự hỗ trợ từ các phụ huynh học sinh, các mạnh thường quân. Và vào trung tuần tháng 9, Ban giám hiệu cùng một số giáo viên chủ nhiệm của trường đã đến tận nhà 10/17 học sinh chưa có thiết bị phục vụ học tập trực tuyến để trao cho các em điện thoại kèm SIM 4G dung lượng 2GB/ngày, miễn phí dữ liệu trong 6 tháng.

Bà Rịa - Vũng Tàu sớm cán đích 100% học sinh có thiết bị để học trực tuyến
Các học sinh khó khăn trên địa bàn huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được trao tặng thiết bị phục vụ cho học tập trực tuyến.

Không chỉ những cơ sở giáo dục, thời gian qua, các địa phương trên địa bàn Bà Rịa - Vũng Tàu đã chủ động tuyên truyền, kêu gọi cộng đồng ủng hộ thiết bị cho học sinh có thể tham gia học tập trực tuyến. Đơn cử như UBND huyện Châu Đức đã vận động doanh nghiệp tài trợ smartphone cho 300 học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Trường Tiểu học Long Liên và UBND huyện Châu Đức là 2 trong rất nhiều cơ quan, đơn vị tại Bà Rịa - Vũng Tàu tích cực tham gia đảm bảo điều kiện học tập trực tuyến cho học sinh của địa phương.

Trao đổi với VietNamNet, bà Trần Thị Ngọc Châu, Giám đốc Sở GD&ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu nhấn mạnh, dịch bệnh Covid-19 đã giúp ngành giáo dục đẩy nhanh chuyển đổi số, thích ứng với cuộc cách mạng 4.0.

Ngay từ năm 2020, ngành giáo dục Bà Rịa - Vũng Tàu đã bắt tay vào chuẩn bị cho việc dạy - học trực tuyến. Đội ngũ giáo viên làm quen dần với phương thức mới, được tập huấn sử dụng các công cụ, phần mềm hỗ trợ giảng dạy trực tuyến.

"Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, thay vì tổ chức cho đến trường kiểm tra định kỳ trực tiếp, sắp tới chúng tôi sẽ triển khai cho học sinh kiểm tra trực tuyến. Trong tuần này, tuần sau và tuần tiếp nữa, chúng tôi sẽ cho học sinh làm quen để khi các em bắt đầu làm bài kiểm tra trực tuyến, chất lượng sẽ tốt hơn”, bà Trần Thị Ngọc Châu chia sẻ.

100% học sinh có thiết bị để học online trước ngày 20/10

Người đứng đầu ngành GD&ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bày tỏ: Dịch bệnh Covid cũng cho thấy rằng giáo dục thực sự được mọi người, toàn xã hội quan tâm và ưu tiên hàng đầu. Mặc dù trong giai đoạn phải “gồng mình” chống dịch song các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đều tích cực vào cuộc để nhanh chóng đảm bảo các điều kiện phục vụ việc học tập trực tuyến.

Vào đầu tháng 8, căn cứ theo tình hình diễn biến dịch bệnh, Sở GD&ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu đã lên phương án tổ chức dạy học trực tuyến. Sở yêu cầu các trường rà soát, thống kê số lượng học sinh toàn tỉnh chưa có thiết bị.

Số liệu tại thời điểm đó, trong 229.466 học sinh từ Tiểu học đến THPT trên toàn tỉnh, còn 44.378 em chưa có thiết bị học tập trực tuyến, gồm 33.105 học sinh Tiểu học, 10.673 học sinh THCS, khoảng 600 em học sinh THPT và giáo dục thường xuyên.

Từ kết quả rà soát này, Sở GD&ĐT đã báo cáo UBND tỉnh. Với tinh thần không để học sinh nào không thể tham gia học trực tuyến vì thiếu thiết bị, UBND tỉnh đã phát động tất cả các địa phương, từ huyện, thị xã, thành phố cho đến các cơ sở giáo dục và từng hộ gia đình trang bị, đầu tư máy tính, điện thoại thông minh cho học sinh.

Song song đó, các trường cũng chủ động phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền, vận động các gia đình có điều kiện mua thiết bị cho con em mình học tập trực tuyến. Đến ngày 1/9, rà soát lại, số học sinh chưa có thiết bị học online đã giảm còn 15.830. Trong đó, có 11.345 học sinh Tiểu học, 4.365 học sinh THCS và số học sinh THPT, giáo dục thường xuyên là 120 em. 

Nhờ chủ động chuẩn bị từ sớm cùng sự vào cuộc của tất cả các địa phương và nhà trường, đến thời điểm giữa tháng 9, khi rà soát tiếp theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT để triển khai chương trình “Sóng và máy tính cho em”, toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ còn 7.031 học sinh thiếu thiết bị, gồm 5.681 học sinh Tiểu học, 1.296 học sinh THCS, 54 học sinh THPT và giáo dục thường xuyên.

“Hưởng ứng chương trình “Sóng và máy tính cho em”, UBND tỉnh đã nhắn tin cho các đầu ngành, yêu cầu các cơ quan, ban ngành trên địa bàn vào cuộc hỗ trợ hơn 7.000 học sinh còn thiếu thiết bị học trực tuyến. Đến ngày 9/10, toàn tỉnh chỉ còn hơn 1.000 học sinh và dự kiến đến ngày 20/10 tất cả học sinh của tỉnh sẽ có đủ thiết bị học online”, đại diện Sở GD&ĐT cho hay.

Bà Rịa - Vũng Tàu sớm cán đích 100% học sinh có thiết bị để học trực tuyến
Ngày 9/10, VNPT Bà Rịa - Vũng Tàu đã trao gói tài trợ trị giá hơn 5,2 tỷ đồng gồm thiết bị và gói cước 4G phục vụ học trực tuyến cho Sở GD&ĐT.

Bên cạnh đó, từ đầu tháng 8, Sở TT&TT đã tích cực phối hợp cùng Sở GD&ĐT để hỗ trợ kết nối Internet phục vụ việc học tập trực tuyến của học sinh. Cụ thể, Sở TT&TT yêu cầu các nhà mạng gồm Viettel, VNPT, MobiFone hỗ trợ các gói dịch vụ Internet cho học sinh, với chính sách ưu đãi đa dạng, phù hợp với các đối tượng.

VNPT cam kết trong năm nay trao tặng 50 smartphone và 15.000 SIM VinaPhone kèm tài khoản dữ liệu miễn phí cho học sinh khó khăn của tỉnh, với tổng trị giá gói tài trợ hơn 5,2 tỷ đồng. MobiFone tặng gói cước ưu đãi cho 281 học sinh của tỉnh.

Với Viettel, ngoài việc tặng 230 triệu đồng hỗ trợ trang bị 70 bộ thiết bị học trực tuyến gồm smartphone và 6 tháng dùng miễn phí dịch vụ Internet cho các học sinh, đơn vị này còn miễn phí đường truyền Internet cho 100% trường học và cơ sở quản lý giáo dục; giảm 80% chi phí dùng hệ thống đào tạo trực tuyến K12Online.

Vân Anh

Chuyển đổi số tạo "lá chắn công nghệ" chống dịch ở Thái Nguyên

Chuyển đổi số tạo "lá chắn công nghệ" chống dịch ở Thái Nguyên

9 tháng sau khi Nghị quyết số 01 về Chương trình Chuyển đổi số của tỉnh ra đời, Thái Nguyên đã đạt được mục tiêu kép: Phát triển kinh tế - xã hội và giữ an toàn trong dịch bệnh.

Không có nhận xét nào:

Reviews

Post Bottom Ad