Theo một nghiên cứu, Ấn Độ (15,94%), Mỹ (9,74%), Brazil (8,57%) và Tây Ban Nha (8,03%) là những nước lần lượt bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi thông tin sai lệch liên quan đến đại dịch Covid-19.
|
Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images) |
Một nghiên cứu mới cho biết Ấn Độ đã tạo ra lượng thông tin sai lệch lớn nhất trên mạng xã hội về Covid-19 do tỷ lệ sử dụng Internet của nước này cao hơn, hoạt động sử dụng mạng xã hội ngày càng tăng và người dùng thiếu hiểu biết về Internet.
Nghiên cứu có tựa đề “Phân tích tỷ lệ và nguồn gốc của thông tin sai lệch về Covid-19 ở 138 quốc gia” nói trên được đăng trên tạp chí Liên đoàn các hiệp hội và tổ chức thư viện quốc tế (IFLA). Nghiên cứu đã phân tích 9.657 thông tin sai lệch có nguồn gốc ở 138 quốc gia. Các thông tin đã được 94 tổ chức đánh giá để hiểu được mức độ phổ biến và nguồn gốc của thông tin sai lệch ở các quốc gia khác nhau.
Nghiên cứu nêu rõ: “Trong tất cả các quốc gia, Ấn Độ (18,07%) tạo ra lượng thông tin sai lệch lớn nhất trên mạng xã hội, có lẽ do tỷ lệ sử dụng Internet của nước này cao hơn, hoạt động sử dụng mạng xã hội ngày càng tăng và người dùng thiếu hiểu biết về Internet.”
Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy Ấn Độ (15,94%), Mỹ (9,74%), Brazil (8,57%) và Tây Ban Nha (8,03%) là những nước lần lượt bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi thông tin sai lệch liên quan đến đại dịch Covid-19.
Cũng theo nghiên cứu, các phương tiện truyền thông xã hội (84,94%) là nguồn tạo ra thông tin sai lệch lớn nhất về Covid-19 và Internet (90,5%) nói chung là nguyên nhân gây ra phần lớn các thông tin đó. Hơn nữa, trong số tất cả các nền tảng truyền thông xã hội, riêng Facebook chiếm tới 66,87% lượng thông tin sai lệch.
Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo thông tin sai lệch về Covid-19 đang lan truyền, khiến người dân gặp nguy hiểm, đồng thời khuyến cáo mọi người hãy kiểm tra kỹ những thông tin họ nghe được bằng các nguồn đáng tin cậy.
Theo Vietnam+
Xử lý nghiêm những người nổi tiếng lan truyền tin giun đất chữa khỏi Covid-19
Theo đại diện Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, thông tin địa long (giun đất) chữa khỏi Covid-19 đã được Bộ Y tế bác bỏ. Do đó, các tài khoản nghệ sĩ nổi tiếng tiếp tục lan truyền thông tin này sẽ bị xử lý nghiêm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét