Những ví tiền ảo tốt nhất 2021 - ✅ PHUCTHINHCOMPUTER.COM ✅ 0939.69.3585 ✅ 68 Bacu, Tp. Vũng Tàu

✅ PHUCTHINHCOMPUTER.COM ✅ 0939.69.3585 ✅ 68 Bacu, Tp. Vũng Tàu

Dịch vụ sửa chữa, lắp ráp, cài đặt máy tính, laptop...

Ads Header

test banner

Post Top Ad

Những ví tiền ảo tốt nhất 2021

Share This

Cùng với việc tiền ảo đang dần trở thành xu hướng và trở thành một phần của nền kinh tế thế giới, sớm hay muộn bạn cũng sẽ cần tới một nơi để cất giữ tiền của mình.

Dù bạn muốn đầu tư vào Bitcoin hay bất cứ loại tiền ảo nào khác, bạn cũng cần sắm cho mình một chiếc ví.

Với tiền ảo, "ví" chỉ là một phép ẩn dụ. Là một nơi an toàn để giữ và đảm bảo quyền sở hữu của bạn, ví tiền ảo có thể là một thiết bị lưu trữ được cài đặt trên máy tính của bạn hoặc phần mềm được cài đặt trên máy tính, điện thoại hay lưu trữ đám mây.

{keywords}
Chiếc ví tiền ảo nào tốt nhất 2021?

Những dịch vụ nổi tiếng như PayPal, Venmo và Robinhood cho phép người dùng mua Bitcoin và các loại tiền ảo khác một cách nhanh chóng mà không cần tới quá nhiều kiến thức chuyên ngành.

Đa số các dịch vụ online này, kèm theo ví điện tử riêng, đều bị lệ thuộc (custodial), điều này có nghĩa bạn đang tin tưởng hoàn toàn vào công ty để đảm bảo an toàn cho số tiền của bạn. Nói một cách khác, họ có quyền kiểm soát và nắm giữ số tiền ảo của bạn.

Bởi vậy, trừ khi bạn thường xuyên thực hiện các giao dịch hoặc chỉ có một số tiền nhỏ được lưu trữ, người dùng không nên cất giữ tiền ảo của mình trong các tài khoản giao dịch.

Cách tốt nhất để đảm bảo an toàn là lưu trữ trong các thiết bị hoặc ổ cứng. Lựa chọn tiếp theo là sử dụng các ứng dụng tiền ảo không lệ thuộc (noncustodial), từ đó cho phép người dùng có toàn quyền kiểm soát số tài sản ảo của mình. Bài viết này sẽ đề cập tới cả hai lựa chọn.

Dù là lựa chọn cách nào, việc tự lập với số tiền của mình đi kèm với nhiều trách nghiệm hơn: Bạn sẽ phải tự kiểm soát private key (khóa cá nhân) của mình - một dạng mật mã cho phép truy cập vào ví.

Bạn cũng sẽ cần cân nhắc ưu tiên của mình - sự thuận lợi khi truy cập hay bảo mật của ví. Ví nóng giữ tiền ảo của bạn online; ví lạnh không được kết nối với Internet, tạo thêm một lớp rào cản đối với hacker nhưng đồng thời yêu cầu thêm một số bước mỗi khi bạn cần thực hiện giao dịch. Vậy chiếc ví nào phù hợp với bạn?

Dành cho người mới bắt đầu: Ví Coinbase

Coinbase, mới được ra mắt công chúng vào tháng 4, là chiếc ví giao dịch được biết tới nhiều nhất ở Mỹ. Công ty này giúp cho việc trao đổi những đồng tiền phổ biến một cách dễ dàng, từ Bitcoin tới Dogecoin, có riêng thẻ ghi nợ được Visa hỗ trợ cùng khả năng tích hợp với Apple Pay và Google.

{keywords}
Ví Coinbase

Nếu bạn là một người mới tham gia thị trường tiền ảo, ví CoinBase là một nơi tốt để bắt đầu. Ứng dụng này có thể được tải xuống cho Android và iOS, với giao diện quen thuộc và ví được tích hợp hoàn toàn với khả năng trao đổi , từ đó dễ dàng hơn cho người dùng trong việc thực hiện giao dịch - bao gồm mua xu ảo với đồng tiền truyền thống.

Khác biệt với thẻ giao dịch thông thường, ví CoinBase là ví noncustodial, điều đó có nghĩa chỉ bạn là người duy nhất nắm giữ khóa cá nhân của mình, được tạo ra bởi một cụm 12 từ khi bạn đăng kí tài khoản. Lưu ý rằng có một sự khác biệt giữa việc cất giữ số tiền của bạn trên trang giao dịch của Coinbase là lệ thuộc, và ở trong ví Coinbase Wallet thì không. Nhưng nhờ sự tích hợp giữa hai bên mà việc chuyển tiền qua lại tương đối dễ dàng.

Ví có tính bảo mật cao nhất: Trezor Model T

Giao diện người dùng mới của Trezor, Trezor Suit, vừa được ra mắt vào đầu tháng này, đã thay thế cho ứng dụng ví trên web trước đây. Bài phân tích dưới đây tập trung vào sản phẩm mới hơn này. Nhưng Trezor cũng đã hoạt động một khoảng thời gian, thành lập từ năm 2011 như một sự thay thế cho SatoshiLabs của Séc.

{keywords}
Trezor

Model T với giá 190 đô là phần cứng lưu trữ đời thứ 2 của Trezor, đi kèm với nhiều tính năng của Ledger Nano X, chi tiết hơn ở bên dưới. Một điểm khác biệt lớn là phần mềm của Trezor là mã nguồn mở, đồng nghĩa với việc người dùng có thể tự tăng cường bảo mật.

Trezor Suite được thiết kế để chạy một cách tự nhiên trên máy tính, mang đến nhiều sự an toàn hơn so với một ứng dụng chạy trên web. Ví Trezor hiện đang hỗ trợ hơn 1600 loại tiền và xu ảo khác nhau, và bạn có thể thực hiện giao dịch trực tiếp trong Trezor Suite với quy đổi tích hợp sẵn của công ty.

Hình dáng thiết kế tương tự như một chiếc đồng hồ bấm giờ cổ, Model T được trang bị một màn hình cảm ứng và một dây USB để kết nối với máy tính; thiết bị cũng có sẵn thẻ microSD nếu bạn muốn thêm một bộ nhớ mã hóa ngoài cho ví. Thiết bị không hỗ trợ Bluetooth, một điểm mà nhiều người chú trọng bảo mật yêu thích, bởi kết nối Bluetooth có thể là một điểm dễ bị khai thác bởi hacker.

Cân bằng giữa truy cập và bảo mật: Ledger Nano X

Nano X là một chiếc ví lạnh đời hai. Được tích hợp nền tảng Ledger Live dễ dàng sử dụng, hỗ trợ hơn 1800 loại tiền và xu ảo khác nhau bao gồm Bitcoin, Etherium và XRP. Chiếc ví này có thể được kết nối với máy tính thông qua cổng USB và qua Bluetooth với thiết bị Android và iOS - một tính năng không có ở Model T.

{keywords}
Ví Ledger 

Đây là một thiết bị cứng cáp, đi kèm với một màn hình LED nhỏ. Để bắt đầu, bạn sẽ cần cài một mã PIN, sau đó là một cụm 24 từ seed phrase (cụm từ hạt giống). Cụm này có vai trò tương tự như mật khẩu của ví. Cũng giống như mọi loại ví khác, một khi bạn còn giữ kín mã bảo mật, tài sản của bạn sẽ luôn an toàn kể cả việc bạn có làm mất ví.

Một điều quan trọng cần lưu ý Ledger từng có một lỗ hổng bảo mật vào tháng 7 2020, dẫn tới rò rỉ thông tin cá nhân của một số người dùng - nhưng điều đáng kể là tài sản của họ không hề bị ảnh hưởng. Không có một khóa bảo mật nào bị lấy trộm, ngoài việc một số người dùng báo cáo nhận được email lừa đảo hoặc đe dọa sau đó. Ledger là một trong những cái tên được tin tưởng lâu năm trong cộng đồng tiền ảo, nhưng vụ rò rỉ là một lời cảnh báo người dùng cần cẩn trọng online - nhất là với khối tài sản ảo của mình.

Dành cho người dùng máy tính: Exodus

Exodus là một chiếc ví nóng, điều này có nghĩa tài sản của bạn sẽ được lưu trữ online; nhưng là ví noncustodial, với khóa cá nhân gồm 12 từ mà chỉ mình bạn có khả năng truy cập.

Ví Exodus được thiết kế để chạy trên Mac, Windows và Linux, đồng thời cũng có một phiên bản hỗ trợ cho Android và iOS. Giao diện cho máy tính nhìn bắt mắt và dễ sử dụng. Ví của người dùng được tối ưu hóa cho hệ thống trao đổi của Exodus, dễ dàng cho việc giao dịch.

{keywords}
Exodus

Exodus hỗ trợ hơn 130 loại tiền ảo khác nhau bao gồm Bitcoin, Ethereum, Tether USD và Dogecoin. Mặc dù vậy, có một vài giới hạn đáng lưu ý: Nếu bạn muốn mua tiền ảo bằng đồng đô Mỹ và lưu nó trong ví Exodus, bạn trước hết sẽ cần mua khối tài sản từ một trang tập trung trao đổi tiền ảo, ví dụ như Coinbase, sau đó chuyển về ví Exodus. Phiên bản ứng dụng cho phép người dùng mua trực tiếp tiền ảo bằng đồng đô. Trong khi những chiếc ví khác hoàn toàn miễn phí để sử dụng, Exodus sẽ yêu cầu một khoản phí mỗi khi bạn thực hiện giao dịch qua hệ thống.

Dành cho người dùng điện thoại: Mycelium

Mycelium đã tồn tại từ những ngày đầu của thời kỳ tiền ảo, và ví Mycelium là một trong những chiếc ví Bitcoin lâu đời và được biết đến nhiều nhất. Đây là một chiếc ví chỉ dành cho thiết bị di động - hiện không có phiên bản cho máy tính - hỗ trợ cả Android và iOS.

{keywords}
Ví Mycelium

Ví Mycelium sở hữu một giao diện đơn giản nhưng chỉ hỗ trợ một số loại tiền ảo khác ngoài những đồng dưới đây: Bạn có thể gửi và nhận Bitcoin, Ethereum và các loại xu ERC-20 như Tether USD, USD Coin và Binance USD - nhưng không phải những đồng được phát triển vào những năm gần đây. Người dùng có thể mua và bán Bitcoin trực tiếp trên app, và Mycelium cho phép bạn mua Bitcoin với các loại tiền tệ thông thường.

Ví Mycelium là ví noncustodial, vì vậy bạn sẽ có hoàn toàn quyền truy cập mã PIN và private key. Chiếc ví này cũng là chiếc ví nóng duy nhất trong danh sách có mã nguồn mở. Mặc dù điều này có nhiều điểm cộng cho bảo mật, nó cũng sẽ đi kèm với ít hỗ trợ hơn; điều này đồng nghĩa với việc nếu bạn gặp vấn đề, bạn có thể gửi đơn hỗ trợ tới email được liệt kê phía dưới trang chủ của Mycelium.

Dành cho những người dùng quen thuộc hơn, Mycelium hỗ trợ mã QR, cho phép người dùng cài đặt phí giao dịch và tích hợp với ví cứng của Trezor, Ledger và KeepKey.

Tuấn Vũ (theo CNET)

Bitcoin có thể phá cản 40.000 USD trong hôm nay?

Bitcoin có thể phá cản 40.000 USD trong hôm nay?

Vùng kháng cự 40.000 USD có thể bị phá vỡ khi quyền chọn mua Bitcoin hết hạn vào hôm thứ sáu (30/7).

Không có nhận xét nào:

Reviews

Post Bottom Ad