Hàn Quốc thúc đẩy ban hành luật buộc Google phải trả phí bản quyền tin tức - ✅ PHUCTHINHCOMPUTER.COM ✅ 0939.69.3585 ✅ 68 Bacu, Tp. Vũng Tàu

✅ PHUCTHINHCOMPUTER.COM ✅ 0939.69.3585 ✅ 68 Bacu, Tp. Vũng Tàu

Dịch vụ sửa chữa, lắp ráp, cài đặt máy tính, laptop...

Ads Header

test banner

Post Top Ad

Hàn Quốc thúc đẩy ban hành luật buộc Google phải trả phí bản quyền tin tức

Share This

Với việc nhiều quốc gia trên thế giới đang xem xét đưa ra các quy định chống độc quyền trên các nền tảng kỹ thuật số, Hàn Quốc mới đây cũng đã thúc đẩy ban hành luật buộc Google phải trả phí bản quyền tin tức.

Động thái này của Hàn Quốc đã góp phần gia tăng áp lực lên Google trong việc phải trả phí bản quyền ấn phẩm tin tức đối với các nội dung được phân phối trên nền tảng của Google.

{keywords}
Hàn Quốc thúc đẩy ban hành luật buộc Google phải trả phí bản quyền tin tức

Các quan chức trong ngành công nghiệp tin tức Hàn Quốc cho biết ngày 28/7 rằng, làn sóng buộc Google phải trả phí bản quyền tin tức cũng đang đến gần ở Hàn Quốc, vì nhu cầu ngày càng tăng đối với một số biện pháp áp đặt mức thuế công bằng đối với những gã khổng lồ CNTT ở nước ngoài.

Để đáp lại những lời chỉ trích rằng các nền tảng kỹ thuật số đã phá vỡ mọi hy vọng về một hệ sinh thái tin tức bền vững, độc lập và bình đẳng, Google đã ra mắt Google News Showcase, một chương trình cấp phép trả phí cho các tổ chức tin tức.

Nhưng chương trình Google News Showcase lại không được áp dụng ở Hàn Quốc, nơi các nền tảng kỹ thuật số như Google không được coi là nhà cung cấp dịch vụ tin tức trực tuyến theo Luật Báo chí.

Đứng trước vấn đề này, vào tháng 4 vừa qua, Hạ nghị sĩ Kim Yeong-shik của Đảng Nhân quyền Hàn quốc đã đề xuất sửa đổi Luật Báo chí hiện hành nhằm tạo ra sự phát triển bền vững cho các tổ chức báo chí có trụ sở tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, vẫn còn phải xem liệu dự luật có được thông qua tại quốc hội nước này hay không, vì Google nắm rất nhiều quyền lực đối với hệ sinh thái ứng dụng Android, thị trường công cụ tìm kiếm và các công nghệ phần mềm khác.

“Các nhà cung cấp dịch vụ internet của Hàn Quốc như Naver và Kakao đã trả tiền cho các tổ chức tin tức để sử dụng lại nội dung tin tức. Họ trả phí tin tức bằng cách phân phối doanh thu quảng cáo của họ, nhưng Google thì không”, một đại diện của ngành báo chí địa phương cho biết.

Tuy nhiên, nguồn tin này cho rằng dư luận đang thúc đẩy Quốc hội nhanh chóng xem xét thông qua việc sửa đổi Luật Báo chí để ngăn Google sử dụng tin tức miễn phí.

Vào ngày 20/7, Ủy ban CNTT-TT của Quốc hội Hàn Quốc đã quyết định thúc đẩy ban hành luật nhằm hạn chế các nhà khai thác thị trường ứng dụng như Google và Apple áp đặt hệ thống thanh toán của riêng họ đối với các giao dịch mua hàng trong ứng dụng.

Trong khi đó, các nhà lập pháp tự do của Đảng Dân chủ cầm quyền Hàn Quốc trong Ủy ban CNTT-TT cũng đã thúc đẩy việc xây dựng dự luật và mong muốn được thông qua trong một phiên họp toàn thể vào đầu tháng tới.

Một nguồn tin từ báo chí địa phương cho biết: “Vẫn còn phải xem liệu dự luật sửa đổi Luật Báo chí hiện tại có được thông qua tại Quốc hội hay không vì sức mạnh nền tảng của Google ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, cái gọi là đạo luật cấm thanh toán trong ứng dụng của Google gần đây đã được đưa ra trong một phiên họp toàn thể. Trong bầu không khí này, một bản sửa đổi luật ngăn Google sử dụng tin tức miễn phí có thể diễn ra nhanh chóng”.

Động thái này được cho là phù hợp với các trường hợp ở các quốc gia khác đã gây áp lực buộc Google phải thanh toán cho các tổ chức tin tức.

Mới đây, cơ quan quản lý chống độc quyền Pháp cũng đã phạt Google 500 triệu euro vì không tuân thủ yêu cầu về cách tiến hành các cuộc đàm phán với các nhà xuất bản tin tức trong việc thanh toán phí bản quyền tin tức. Cơ quan quản lý cũng yêu cầu gã khổng lồ công nghệ đưa ra các đề xuất về cách họ sẽ bồi thường cho các hãng tin tức.

Trước đó, Úc được xem là quốc gia đầu tiên trên thế giới thông qua dự luật buộc nền tảng kỹ thuật số phải trả phí cho các tổ chức tin tức để sử dụng lại nội dung của họ.

Phan Văn Hòa (theo Koreatimes)

Cuộc chiến bản quyền tin tức: Canada nối gót Australia

Cuộc chiến bản quyền tin tức: Canada nối gót Australia

Sau Australia, Canada có thể sẽ là quốc gia tiếp theo có động thái cứng rắn đối với những “gã khổng lồ” công nghệ về vấn đề bản quyền tin tức.

Không có nhận xét nào:

Reviews

Post Bottom Ad