Đây là một trong những dịp hiếm hoi cả nguyệt thực toàn phần và siêu trăng diễn ra ở cùng một thời điểm. Người dân Việt Nam cũng có cơ hội chứng kiến hiện tượng thiên nhiên kỳ vĩ này.
Khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau. Lúc này, một phần hoặc toàn bộ Mặt Trăng sẽ bị che khuất khỏi Mặt Trời bởi Trái Đất, gây ra hiện tượng nguyệt thực.
Lần nguyệt thực ngày hôm nay trùng với thời điểm Mặt Trăng ở vào vị trí gần Trái Đất nhất. Do vậy, giới quan sát sẽ được chứng kiến hiện tượng kép nguyệt thực và siêu trăng.
Mô phỏng diễn biến của hiện tượng nguyệt thực. Lần nguyệt thực này tại Việt Nam sẽ khác biệt khi đi kèm với hiện tượng siêu trăng máu. |
Trong các truyền thuyết của một số nền văn hóa, hiện tượng nguyệt thực thường được liên tưởng đến một số điều không may mắn.
Ở thời cổ đại, người ta tin rằng mỗi khi nguyệt thực xảy ra là dấu hiệu của một sự thay đổi to lớn và báo trước điềm xấu sắp đến. Ở thời hiện đại, nhiều người vẫn giữ những quan niệm xấu về hiện tượng này. Quý độc giả có thể truy cập vào đây để hiểu đúng và chính xác về hiện tượng nguyệt thực.
Năm nay, Việt Nam nằm trong khu vực địa lý có thể quan sát tốt hiện tượng nguyệt thực. Tuy vậy, tùy thuộc vào từng khu vực mà khả năng quan sát cũng như thời gian quan sát nguyệt thực lại có sự khác biệt giữa các tỉnh thành.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, một số khu vực chiều tối nay có thời tiết rất thuận lợi để quan sát nguyệt thực. Quý độc giả có thể truy cập vào đây để biết chính xác khu vực mình sinh sống liệu có thể quan sát được hiện tượng này.
Các mốc diễn ra hiện tượng nguyệt thực chiều, tối 26/5 (giờ Việt Nam):
- 15h47: Nguyệt thực nửa tối bắt đầu, Mặt Trăng đi vào vùng bóng nửa tối của Trái Đất và bắt đầu giảm độ sáng.
- 16h44: Nguyệt thực một phần bắt đầu, Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất và dần bị che khuất một phần.
- 18h18: Nguyệt thực đạt cực đại, Mặt Trăng nằm ở gần trung tâm của vùng bóng tối.
- 18h25: Nguyệt thực toàn phần kết thúc, Mặt Trăng bắt đầu đi ra khỏi vùng bóng tối của Trái Đất.
- 18h35: khi Mặt Trăng mọc lên từ đường chân trời.
- 19h52: Nguyệt thực một phần kết thúc, Mặt Trăng đi vào vùng bóng nửa tối của Trái Đất.
- 20h49: Nguyệt thực nửa tối kết thúc, Mặt Trăng đi ra khỏi vùng bóng nửa tối của Trái Đất.
VietNamNet sẽ liên tục cập nhật các hình ảnh trực tiếp về diễn biến của nguyệt thực tối 26/5.
Trọng Đạt
Những điều cần biết để quan sát nguyệt thực tại Việt Nam tối 26/5
Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn kỳ thú nhất mà người Việt có thể quan sát trong năm 2021. Dưới đây là những lưu ý không nên bỏ qua để mỗi người quan sát có trải nghiệm tốt nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét