Facebook luôn chỉ trích Apple khi nói đến quyền riêng tư, nhưng quên rằng sự lựa chọn của người dùng mới là điều đáng quan tâm nhất.
Facebook vẫn rất khó chịu với iOS 14.5. Kể từ bản cập nhật này, Apple đã bổ sung App Tracking Transparency (ATT), buộc ứng dụng xin ý kiến trước khi theo dõi hành vi người dùng trên các ứng dụng và website khác.
Sau hàng loạt bê bối về quyền riêng tư của các hãng công nghệ, không ngạc nhiên khi nghiên cứu của Flurry Analytics tại Mỹ cho thấy 96% người dùng iPhone sẽ từ chối cấp quyền.
|
Facebook dường như chưa hiểu quyền riêng tư có ý nghĩa như thế nào với người dùng. Ảnh: CNN. |
Bất chấp những khó chịu trên iOS 14.5, dường như Facebook vẫn chưa hiểu quyền riêng tư có ý nghĩa thế nào với người dùng. Điều đó được chứng minh trong bài nghiên cứu đăng trên SSRN (Mạng Nghiên cứu Khoa học Xã hội), tác giả gồm Giáo sư Daniel Sokol từ trường luật Levin thuộc Đại học Florida, và Feng Zhu từ Đại học Harvard.
Theo Inc, bài nghiên cứu do Facebook hậu thuẫn, khẳng định bổ sung ATT vào iOS 14.5 là hành động phi cạnh tranh của Apple.
Giải nghĩa chữ "theo dõi"
"Bản cập nhật iOS 14 của Apple cho thấy chiến lược phản cạnh tranh, ngụy biện dưới vỏ bọc quyền riêng tư. Apple đang cấm mọi ứng dụng không phải của họ thu thập thông tin cần thiết để hiện quảng cáo được cá nhân hóa mà không có sự cho phép của người dùng.
Người dùng chỉ có thể chọn đồng ý sau khi nhìn thấy thông báo đáng lo lắng, gây hiểu lầm về "theo dõi" (tracking). Thông báo này không hiển thị trên ứng dụng của Apple, bởi người dùng đã tự động tham gia chương trình thu thập dữ liệu", bài nghiên cứu cho biết.
Vấn đề chính ở đây là cách giải nghĩa chữ "theo dõi" (tracking). Apple định nghĩa "theo dõi" là ứng dụng thu thập dữ liệu rồi chia sẻ chúng với bên khác, còn gọi là bên theo dõi thứ ba (third-party tracking).
Trong khi đó, bên theo dõi thứ nhất (first-party tracking) là dữ liệu được thu thập và sử dụng bởi chính ứng dụng, nhằm cải thiện trải nghiệm hoặc tính năng sản phẩm. Đây là điều được Apple chấp nhận, và lập trình viên không cần xin phép người dùng để theo dõi.
Ứng dụng của Apple và Facebook đều áp dụng bên theo dõi thứ nhất. Tuy nhiên, Facebook còn thu thập dữ liệu khi người dùng truy cập các website khác. Hành động trên bị Apple xem là bên theo dõi thứ ba, đồng nghĩa ứng dụng Facebook cần xin phép người dùng trước khi lấy dữ liệu.
|
Facebook dường như không muốn cho người dùng lựa chọn bởi họ cho rằng khi được lựa chọn, người dùng sẽ không muốn bị theo dõi. Ảnh: 9to5mac. |
Facebook như kẻ rình mò và nghĩ rằng điều đó tốt
Từ khi được Apple giới thiệu vào năm ngoái, ATT liên tục bị Facebook chỉ trích. Trong đa số phát ngôn, Facebook chủ yếu chĩa hướng về phía Apple. Điều đó khiến nhiều người cho rằng đây là mâu thuẫn giữa Facebook và Apple. Tuy nhiên, đây thực sự là cuộc chiến giữa Facebook với người dùng. Nếu không có quyền lựa chọn, người dùng chính là kẻ thua cuộc.
Facebook đang tham gia lĩnh vực mà quyền riêng tư là khái niệm mâu thuẫn. Họ tin rằng quảng cáo được cá nhân hóa mang đến lợi ích cho xã hội. Đây có thể là quan điểm đúng. Tuy nhiên, sẽ tốt hơn nếu người dùng được quyền chọn cách dữ liệu của họ được sử dụng.
Hãy đặt giả thuyết ngoài thực tế. Nếu Facebook cử người đến trước nhà, nhìn vào phòng tắm xem bạn dùng dầu gội hay giấy vệ sinh nào. Từ những thông tin trên, họ sẽ gửi cho bạn quảng cáo, ưu đãi dành riêng cho các sản phẩm đó.
Facebook có thể lập luận rằng điều đó mang đến lợi ích cho người dùng lẫn nhà quảng cáo khi tiếp thị đúng mục tiêu và nhu cầu, nhưng sẽ không còn ai coi trọng khi nền tảng này cử người rình mò phòng tắm. Từ đó, người dùng sẽ có nhu cầu không cần theo dõi, bằng cách đóng rèm cửa sổ phòng tắm.
|
Nếu mô hình kinh doanh gặp khó khăn chỉ vì người dùng có quyền lựa chọn, đó là vấn đề của Facebook, không phải Apple. Đồ họa: Hà My. |
Tuy nhiên Facebook không muốn nói đến vấn đề trên. Thay vào đó, họ liên tục cáo buộc Apple làm sai, ảnh hưởng đến quyền lợi của Facebook và nhà quảng cáo. Nền tảng này thậm chí "dọa" thu phí nếu người dùng không chấp nhận cho thu thập dữ liệu.
Đó là điều Facebook dường như chưa hiểu. Họ hoàn toàn có thể cho người dùng quyền lựa chọn, trong khi vẫn kiếm được doanh thu với tư cách doanh nghiệp, đang sở hữu một trong những mô hình kinh doanh sinh lời lớn.
Dù vậy, Facebook không muốn cho người dùng lựa chọn bởi họ cho rằng khi được lựa chọn, người dùng sẽ không muốn bị theo dõi. Apple không cấm sự theo dõi, họ chỉ yêu cầu ứng dụng xin phép để được theo dõi mà thôi.
Khi đa số người dùng từ chối theo dõi, có thể lòng tin của họ đã mất sau hàng loạt bê bối. Nếu mô hình kinh doanh gặp khó khăn chỉ vì người dùng có quyền lựa chọn, đó là vấn đề của Facebook, không phải Apple.
Theo Zing/Inc
Người dùng iPhone nên cập nhật ngay iOS 14.6 mới nhất
Ngoài việc thêm những tính năng mới, bản cập nhật iOS 14.6 sẽ vá các lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trên iOS 14.5.1.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét