Nhìn lại vụ kiện thế kỷ kéo dài 10 năm giữa Google và Oracle - ✅ PHUCTHINHCOMPUTER.COM ✅ 0939.69.3585 ✅ 68 Bacu, Tp. Vũng Tàu

✅ PHUCTHINHCOMPUTER.COM ✅ 0939.69.3585 ✅ 68 Bacu, Tp. Vũng Tàu

Dịch vụ sửa chữa, lắp ráp, cài đặt máy tính, laptop...

Ads Header

test banner

Post Top Ad

Nhìn lại vụ kiện thế kỷ kéo dài 10 năm giữa Google và Oracle

Share This

Đây là một trong những vụ tranh chấp pháp lý kinh điển của ngành công nghệ thế giới, liên quan đến việc sử dụng hợp pháp các mã nguồn trước khi luật bản quyền có hiệu lực.  

Vụ kiện kinh điển kéo dài 10 năm giữa Google và Oracle cuối cùng cũng đi đến hồi kết. Phán quyết từ Tòa án tối cao Mỹ đưa ra vào ngày 5/4/2021 nhận định, hơn 11.000 dòng mã API Java của Oracle được Google sử dụng trong quá trình phát triển hệ điều hành Android thuộc về “sử dụng hợp pháp” và không vi phạm luật bản quyền.

Nhìn lại vụ kiện thế kỷ kéo dài 10 năm giữa Google và Oracle

Tranh chấp bản quyền này có thể bắt nguồn từ việc Google phát triển nền tảng Android. Vào thời điểm đó, Google đã sao chép tên và kiểu tham số của các hàm Java để Android tương thích với Java, những mã này có thể hiểu đơn giản là giao diện Java API. Nhưng chính hành động này đã tiềm ẩn hiểm họa khôn lường cho những tranh chấp pháp lý kéo dài suốt mười năm sau đó.

Năm 2010, Oracle mua lại Sun, một công ty thuộc sở hữu của Java, với giá 7,4 tỷ USD và Oracle đã đệ đơn kiện Google hơn nửa năm sau đó. Trọng tâm của vụ kiện tụng kéo dài này là liệu công nghệ được gọi là giao diện lập trình ứng dụng (API) này có thể được bảo vệ bởi luật bản quyền hay không.

Cuối cùng, 8 thẩm phán đã bỏ phiếu với tỷ lệ 6-2 và Google là người giành chiến thắng, những phán quyết của tòa sơ thẩm đưa ra có thiên hướng ủng hộ Oracle đã bị bác bỏ. Thẩm phán Stephen Breyer nhận định trong bản án: “Việc sao chép đang tranh chấp ở đây vẫn là hành vi hợp pháp, vì vậy Google không vi phạm luật bản quyền của Mỹ”.

Trong phe đối lập, thẩm phán Thomas lập luận: “mã nguồn của Oracle sở hữu bản quyền hợp pháp, việc Google sao chép những mã này là hành vi vi phạm”. Những người ủng hộ phía Oracle tin rằng chiến thắng của Google chắc chắn là một tin xấu đối với các nhà phát triển phần mềm. Mặc dù “sử dụng hợp pháp” không phải là bất hợp pháp, nhưng sử dụng hợp pháp quá mức sẽ dẫn đến vi phạm.

Phán quyết mới từ tòa án không chỉ giúp Google tránh được khoản bồi thường lên tới 8,8 tỷ USD, mà còn thiết lập lại tính hợp pháp cho dữ liệu mà Google đã sao chép từ Java API của Oracle trước đó. Rõ ràng Oracle rất bất mãn với phán quyết, nhưng họ không đủ cơ sở pháp lý để kháng cáo lại bản án từ Tòa án tối cao. Cuối cùng, mâu thuẫn này chỉ có thể hướng sang một vấn đề khác là “độc quyền”.

Giám đốc pháp lý Oracle Dorian Daley cho rằng: “Nền tảng của Google ngày càng lớn hơn và sự thống trị thị trường ngày càng mạnh mẽ. Điều này vô tình tạo ra một rào cản khiến cơ hội cạnh tranh từ đối thủ của Google ngày càng thấp. Không chỉ ‘đánh cắp” Java, Google còn tận dụng lợi thế nền tảng để độc quyền kinh doanh trong hàng chục năm, đây là nguyên nhân khiến cơ quan quản lý bắt đầu điều tra Google”.

Tòa án Tối cao Mỹ cũng đã lật lại phán quyết của tòa sơ thẩm vào năm 2014 với những phán quyết có lợi cho Oracle. Trước đây Tòa phúc thẩm liên bang đã xác nhận Oracle sở hữu bản quyền API, điều này khiến các nhà phát triển bên thứ 3 sẽ gặp bất lợi và buộc phải từ bỏ API hiện tại hoặc chấp nhận bị tính phí. Do đó, phán quyết mới này gây thiệt hại cho Oracle nhưng lại “được lòng” nhiều người.

Đằng sau vụ khiếu kiện kéo dài suốt 10 năm, trải qua 3 cấp tòa án và 2 lần kháng cáo là thách thức không nhỏ đối với các công ty công nghệ, tất nhiên không loại trừ mục đích sâu xa phía sau. Cả Google và Oracle đều cho rằng, họ là nạn nhân của công lý, đồng thời yêu cầu luật pháp hỗ trợ nhưng trong bóng tối họ vẫn tìm đủ mọi cách để bảo vệ lợi ích của chính mình.

Nhưng nói chung, cuộc đấu tranh kéo dài mười năm xung quanh API Android/Java cuối cùng cũng vẫn là vì lợi ích. Cho dù là các nhà phát triển, hay chính đối thủ của họ, kẻ có thể đại diện cho lợi ích của nhiều người sẽ luôn đứng ở cửa trên. Và lần này Google đã hưởng trọn lợi thế đó. Với Oracle, dù luôn nhận được sự ủng hộ công khai từ chính phủ Mỹ, cuối cùng cũng không thể tự bảo vệ lợi ích hợp pháp theo cách mà họ nhìn nhận.

Hãy cùng nhìn lại một số sự kiện đáng chú ý trong cuộc chiến pháp lý kéo dài 10 năm, được cho là vụ kiện kinh điển của ngành công nghệ này.

Vào năm 2010, Oracle chính thức đâm đơn kiện Google với cáo buộc vi phạm bản quyền Java. Vào thời điểm đó, có tin đồn cho rằng, Oracle đang xem xét mua lại RIM (BlackBerry) hoặc Palm để gia nhập lĩnh vực điện thoại thông minh (sau đó được xác nhận bởi nhà sáng lập Larry Ellison), vì vậy Oracle đã kiện Google để mở đường cho thị phần điện toán di động trong tương lai.

Ngày 7/5/2012, bồi thẩm đoàn đã truyền đạt một phần phán quyết, xác định Google đã thực sự vi phạm bản quyền liên quan đến Java do Oracle nắm giữ. Đến cuối tháng 5/2012, bồi thẩm đoàn đã xác định rằng API Java vi phạm bản quyền của Google, cấu thành việc sử dụng hợp lý công nghệ Oracle.

Ngày 9/5/2014, Tòa phúc thẩm liên bang một lần nữa đặt Google vốn đang tự tin vào thế bất lợi và phủ bóng đen lên toàn bộ ngành phát triển phần mềm. Phán quyết mới cho rằng, tòa án cấp dưới không nhận thức được chính xác bản chất của vụ việc, không chỉ ra được nhiệm vụ của mình là phải phân biệt đâu là bản quyền và đâu là quyền tác giả, hoặc trừng phạt những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích thực sự. Ý kiến ​​của tòa phúc thẩm là Java API của Oracle đủ nguyên bản và được bảo vệ bởi luật bản quyền.

Vào tháng 10/2014, Google đã gửi đơn, hy vọng rằng Tòa án cấp cao có thể xét xử vụ kiện. Đáng tiếc, Tòa án tối cao, ban đầu có một tháng để trả lời, mất hơn nửa năm và cuối cùng đã thông báo cho Google vào tháng 6/2015 rằng, họ sẽ không thụ lý vụ việc, với lý do bản quyền là một vấn đề quá nhỏ, không đáng để tiếp quản.

Theo phán quyết của Tòa phúc thẩm liên bang, mặc dù quyền sở hữu bản quyền của Oracle đối với Java API đã được công nhận, Google vẫn còn chỗ để thảo luận về “sử dụng hợp pháp”, do đó, vụ việc đã được trả lại cho tòa sơ thẩm ngay từ đầu.

Năm 2016, bồi thẩm đoàn Tòa sơ thẩm đã xem xét lại các quyết định của tòa sơ thẩm và đứng về phía Google. Sau đó, Tòa phúc thẩm liên bang tiếp tục bác bỏ phán quyết vào năm 2018 của tòa sơ thẩm khi 2 bên không thống nhất được thỏa thuận tuyệt đối về việc “sử dụng hợp pháp”, vụ án một lần nữa được trả lại để xét xử trực tiếp bởi một thẩm phán. Đây là cơ hội đột phá vụ kiện của Google.

Vào tháng 1/2019, Google một lần nữa gửi đơn lên Tòa án tối cao yêu cầu xét xử vụ việc. Lần này, tòa chấp nhận thụ lý vụ việc và một cuộc tranh cãi quy mô lớn giữa 2 phe đã nổ ra. Trong khi chính phủ Mỹ dưới thời ông Trump có thiên hướng ủng hộ Oracle, Goolge lại có lợi thế từ sự giúp đỡ của hàng trăm công ty công nghệ, tổ chức và cá nhân, bao gồm các bên như Microsoft, Red Hat, Mozilla và IBM…

Phiên tranh tụng đầu tiên tại Tòa án tối cao dự kiến diễn ra vào ngày 24/3/2020 và sau đó được hoãn tới ngày 7/10/2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Thời điểm đó, Thẩm phán Ginsberg, thẩm phán trực tiếp được chỉ định xét xử vụ việc bất ngờ qua đời và người kế nhiệm của ông chưa tuyên thệ nhậm chức. Chỉ có 8 thẩm phán trong Tòa án tối cao, và xác suất hòa 4-4 tăng lên, điều này hơi bất lợi cho Google.

Tuy nhiên, tại phiên tranh tụng trực tuyến diễn ra vào ngày 7/10/2020, mặc dù các thẩm phán cố gắng thể hiện sự công tâm nhưng vẫn tạo cho mọi người nhìn nhận thiên hướng về phía Google trong phiên chất vấn. Ngay cả thẩm phán bảo thủ Gorsuch cũng thay vì đứng về phía Oracle, trọng tâm nằm trong Tu chính án thứ bảy của Google đối với Hiến pháp, nghĩa là, thẩm phán Tòa phúc thẩm liên bang bác bỏ phán quyết của bồi thẩm đoàn tòa sơ thẩm.

Điều kỳ lạ trong phiên tranh tụng này là các luật sư phía Google đã đưa dẫn chứng từ cuốn sách 10 câu chuyện cười của Seinfeld, trong khi phía Oracle sử dụng nhiều phép ẩn dụ trong cuốn Harry Potter để trả lời chất vấn trước Tòa án tối cao. Cuối cùng, phép màu nhiệm của Harry Potter đã không có hiệu lực và Google trở thành người chiến thắng của vụ kiện thế kỷ trong giới công nghệ này.

Phong Vũ

Ai sẽ trở thành CEO Apple thế hệ tiếp theo?

Ai sẽ trở thành CEO Apple thế hệ tiếp theo?

Thông tin Tim Cook có thể rời nhiệm sở trước thời hạn khiến dư luận quan tâm đến việc ai sẽ trở thành “thuyền trưởng” tiếp theo của Apple.

Không có nhận xét nào:

Reviews

Post Bottom Ad