Mỹ - Nhật liên thủ đầu tư cho 6G - ✅ PHUCTHINHCOMPUTER.COM ✅ 0939.69.3585 ✅ 68 Bacu, Tp. Vũng Tàu

✅ PHUCTHINHCOMPUTER.COM ✅ 0939.69.3585 ✅ 68 Bacu, Tp. Vũng Tàu

Dịch vụ sửa chữa, lắp ráp, cài đặt máy tính, laptop...

Ads Header

test banner

Post Top Ad

Mỹ - Nhật liên thủ đầu tư cho 6G

Share This

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga nhất trí đầu tư 4,5 tỷ USD phát triển 6G, công nghệ mạng di động thế hệ tiếp theo.  

Mỹ - Nhật liên thủ đầu tư cho 6G

Hai nước sẽ bỏ tiền nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm, triển khai mạng bảo mật, công nghệ thông tin và truyền thông nâng cao. Các lãnh đạo muốn tạo ra những mạng cởi mở, an toàn bao gồm Open-RAN, thay thế mạng di động 5G mà Trung Quốc đang dẫn đầu.

Open-RAN là nền tảng nguồn mở, cho phép nhà mạng kết hợp phần cứng từ các nhà sản xuất khác nhau mà không cần sở hữu toàn bộ hệ thống ăng-ten, trạm gốc riêng.

Tính đến nay, các công ty Trung Quốc như Huawei, ZTE chiếm gần 40% thị phần trạm gốc. Những tên tuổi lớn khác thuộc về châu Âu (Ericsson, Nokia) hay Hàn Quốc (Samsung). Trong khi đó, doanh nghiệp Mỹ và Nhật Bản bị bỏ lại phía sau.

Xét về bằng sáng chế 5G, Qualcomm nắm gần 10%, tương đương Huawei song người chơi mạnh nhất của Nhật Bản là NTT Docomo chỉ có khoảng 6%.

Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch nước Tập Cận Bình, Trung Quốc lấy lại tự tin sau khi bắt kịp các nước tiên tiến trong cuộc đua phát triển 5G. Nước này đang muốn lặp lại thành công với 6G. Kế hoạch 5 năm được Quốc hội Trung Quốc thông qua hồi tháng 3 bao gồm cả phát triển 6G.

Do khởi động muộn trên đường đua 5G, Nhật Bản không thể giành thị phần ngay cả khi có công nghệ tốt. Để tránh mắc phải sai lầm này, Tokyo quyết tâm thi đấu trên trường quốc tế ngay từ trận ra quân 6G. Với mục tiêu tăng thị phần bằng sáng chế lên 10%, một tổ chức liên minh giữa chính phủ - học viện - công nghiệp được thành lập cuối năm 2020. Nhật Bản tin rằng thiết lập tiêu chuẩn toàn cầu vô cùng quan trọng với sự phát triển của 6G và hợp tác với Mỹ sẽ hỗ trợ điều đó.

Một trong các mục tiêu được nêu ra trong biên bản sau cuộc gặp của lãnh đạo hai nước tại Washington là mở rộng hợp tác Mỹ - Nhật về truyền thông sang “các nước thứ ba” để thúc đẩy kết nối an toàn. Bổ sung đối tác cho sáng kiến của Mỹ - Nhật sẽ giúp cạnh tranh với Trung Quốc trong việc thiết lập tiêu chuẩn toàn cầu.

Biên bản cũng ủng hộ hợp tác trong một số chuỗi cung ứng nhạy cảm, như bán dẫn. Tuy nhiên, chi tiết thu hút ý kiến trái chiều từ ngành công nghiệp Nhật Bản. Một quan chức của nhà sản xuất chip cho rằng nếu các chính phủ trợ giá để củng cố chuỗi cung ứng, nó sẽ giảm chi phí mở chi nhánh trong nước. Song một lãnh đạo của hãng khác lo ngại nếu Mỹ tiếp tục trừng phạt Trung Quốc, rất khó để phát triển kinh doanh tại đây. Trung Quốc vốn là thị trường lớn của các nhà sản xuất thiết bị Nhật Bản.

Du Lam (Theo Nikkei)

Công nghệ 6G sẽ xuất hiện vào khoảng năm 2030

Công nghệ 6G sẽ xuất hiện vào khoảng năm 2030

Gần đây, tại một hội nghị phân tích toàn cầu của Huawei, ông Eric Xu - Chủ tịch luân phiên của Huawei cho rằng, công nghệ 6G sẽ có mặt trên thị trường vào khoảng năm 2030.

Không có nhận xét nào:

Reviews

Post Bottom Ad