Xin việc là một hành trình đầy gian nan. Một mặt ứng viên phải tìm cách thuyết phục nhà tuyển dụng, mặt khác còn phải cạnh tranh với các đối thủ nặng ký khác. Để làm được như vậy, bạn cần tạo sự khác biệt để nổi bật giữa hàng trăm ứng viên, tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Nếu bạn chưa biết làm thế nào để tạo sự khác biệt khi xin việc, kể cả làm việc online hay ở văn phòng, hãy tham khảo 4 cách dưới đây.
Tạo sự khác biệt trong mục kỹ năng của CV xin việc
Thông thường, trong mục kỹ năng của CV xin việc, các ứng viên thường viết những cụm từ mang nghĩa chung chung như kỹ năng giao tiếp, MS Office, tiếng Anh, quản lý thời gian, làm việc nhóm… Đây đều là những kỹ năng cốt yếu mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Tuy nhiên, nếu chỉ liệt kê chung chung ra hàng loạt như vậy, họ sẽ không thấy được điểm phù hợp và khác biệt của bạn so với các ứng viên khác.
Mỗi công việc cần các kỹ năng tương ứng khác nhau, thế nên bạn cần đưa ra các kỹ năng cần thiết cho vị trí ứng tuyển, chứ không nên dùng chung một bộ kỹ năng cho tất cả các công việc khác nhau.
Để làm được như vậy, bạn cần đọc kỹ mô tả công việc trong tin tuyển dụng, sau đó dùng chính những từ ngữ của nhà tuyển dụng để viết mục kỹ năng cho mình. Trong quá trình nêu kỹ năng, bạn cũng có thể sắp xếp chúng theo tiêu chí ưu tiên về mức độ thành thạo và kinh nghiệm. Như vậy, chỉ thông qua một mẹo viết kỹ năng trong CV thông minh và chuyên nghiệp, bạn sẽ dễ dàng tạo được sự khác biệt so với các đối thủ.
Tạo sự khác biệt khi nêu ra điểm mạnh của bản thân
Khi nêu ra điểm mạnh của bản thân, hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn là một mảnh ghép vừa vặn vào vị trí công việc mà họ đang tìm kiếm. Muốn vậy, bạn cần tạo được sự khác biệt với các ứng viên khác khi nêu ra điểm mạnh của bản thân. Đa số ứng viên khi nêu điểm mạnh của mình đều thao thao bất tuyệt các ưu điểm về tính cách, chuyên môn, kỹ năng hay kinh nghiệm. Tuy nhiên đó không phải là một lối trả lời khôn ngoan. Tạo sự khác biệt ở đây được hiểu rằng: Không phải bạn có thế mạnh gì, mà là thế mạnh nào của bạn có thể giúp phát triển công ty.
Hãy nghiên cứu thật kỹ mô hình của công ty, xác định những khía cạnh mà bạn có thể hỗ trợ được. Chẳng hạn, khi tìm hiểu về công ty A, bạn nhận thấy công ty chưa phát triển về mảng truyền thông nội bộ, bạn có thể “đánh” vào điểm này bằng cách nêu ra: “Tôi từng làm truyền thông cho công ty B và giúp công ty cán mốc 1 triệu lượt đăng ký trên fanpage chỉ sau 1 tháng ra mắt”.
Tạo sự khác biệt trong cách trả lời phỏng vấn
Trả lời phỏng vấn là “vòng đối đầu” trực diện với nhà tuyển dụng. Vì vậy cách trả lời phỏng vấn sẽ quyết định đến 90% việc bạn có nổi bật so với ứng viên khác và được nhận cơ hội việc làm hay không.
Dĩ nhiên trước khi phỏng vấn ứng viên nào cũng cần chuẩn bị nội dung trả lời phỏng vấn thật chu đáo. Nhưng nếu bạn chỉ hướng đến mục tiêu trả lời đúng, đủ, ngắn gọn và rành mạch thì chưa đủ khác biệt so với các đối thủ nặng ký còn lại. Vậy phải làm thế nào? Câu trả lời nằm ở 4 điểm sau đây:
- Luôn đưa ra ví dụ cụ thể kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn trong câu trả lời.
- Chia sẻ ý tưởng đột phá của cá nhân khi giải quyết tình huống nhà tuyển dụng đưa ra.
- Đưa ra lời phản biện thuyết phục hoặc đặt ngược lại câu hỏi cho nhà tuyển dụng một cách khéo léo, thông minh.
Tạo sự khác biệt sau khi kết thúc phỏng vấn
Hầu hết ứng viên sau khi kết thúc phỏng vấn đều cảm ơn và bắt tay nhà tuyển dụng trước khi ra về. Còn bạn, để khác biệt với họ, ngoài việc cảm ơn trước khi rời phòng phỏng vấn, bạn đừng quên viết thư cảm ơn một lần nữa ngay khi vừa về đến nhà. Trong thư, bạn cần viết bằng giọng văn chân thành với nội dung chính là cảm ơn nhà tuyển dụng đã trao cho bạn cơ hội tham gia phỏng vấn và được trải nghiệm một buổi phỏng vấn nhiều ý nghĩa. Đồng thời, đừng quên ghi chú lại thông tin cá nhân và thể hiện mong muốn được trở thành một thành viên trong đội ngũ công ty.
Tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh khi xin việc rất quan trọng, nó giúp bạn trở nên nổi bật và ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng. Hãy tham khảo và áp dụng 4 cách tạo sự khác biệt trên đây để có thể tiếp cận được vị trí công việc mơ ước nhé.
Pha Lê
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét