Xu hướng công nghệ cho doanh nghiệp chuyển đổi số năm 2021 - ✅ PHUCTHINHCOMPUTER.COM ✅ 0939.69.3585 ✅ 68 Bacu, Tp. Vũng Tàu

✅ PHUCTHINHCOMPUTER.COM ✅ 0939.69.3585 ✅ 68 Bacu, Tp. Vũng Tàu

Dịch vụ sửa chữa, lắp ráp, cài đặt máy tính, laptop...

Ads Header

test banner

Post Top Ad

Gadgets

Xu hướng công nghệ cho doanh nghiệp chuyển đổi số năm 2021

Share This

Theo báo cáo nghiên cứu thị trường của Canalys, thị trường điện toán đám mây toàn cầu trong quý III/2020 tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 36,5 tỷ USD và cao hơn 2 tỷ USD so quý II trước đó.

Trong buổi chia sẻ với các doanh nghiệp và truyền thông dịp đầu năm, ông Lê Anh Vũ - Giám đốc sáng tạo CMC Telecom chia sẻ tốc độ tăng trưởng dịch vụ đám mây năm vừa qua của đơn vị này lên đến 3 con số. Ông nhận định rằng: Trong năm 2021, thị trường điện toán đám mây trong nước sẽ tiếp tục sôi động hơn với sự “nhập cuộc mạnh mẽ” của các doanh nghiệp SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ) thậm chí là các hộ kinh doanh. Những thúc đẩy về chuyển đổi số từ phía Nhà nước và sự trưởng thành của các “đám mây” trong nước như CMC Cloud, VNPT Cloud, VNG Cloud,… sẽ là hành lang tiền đề giúp đẩy nhanh quá trình “lên mây”.

{keywords}
Ông Lê Anh Vũ - Giám đốc sáng tạo CMC Telecom đưa ra cái nhìn lạc quan về thị trường “đám mây”

Ông Lê Anh Vũ cũng cho biết, kịch bản tiếp theo sẽ là khả năng khai thác và phát huy sức mạnh của các ứng dụng SaaS (Software as a Services) ngay trên đám mây. Đây là bước đi thích hợp cho doanh nghiệp SME để rút ngắn lộ trình số hóa với mức giá hợp lý, chi trả theo tháng. Trong 2021, các ứng dụng SaaS được ưu tiên triển khai hơn sẽ là các ứng dụng CRM, phần mềm chăm sóc khách hàng Contact center, phần mềm hỗ trợ bán hàng đa kênh Omnichannel,…

Một điểm sáng mới trong năng lực của “đám mây” Việt là khả năng cung cấp hệ sinh thái hạ tầng mở cho đối tác và doanh nghiệp. Theo đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các đơn vị khởi nghiệp về các ứng dụng công nghệ có thể tận dụng những hệ sinh thái hạ tầng đám mây mở như CMC Open Cognitive Platform để triển khai các công trình về Big Data, AI, IoT, Blockchain... mà không cần bỏ ra chi phí đầu tư hạ tầng như trước đây.

Đối với các doanh nghiệp Tài chính - Ngân hàng, E-commerce, Bán lẻ hay Logistics, theo đánh giá của các chuyên gia thì việc ứng dụng AI, khai thác sức mạnh của Big Data đang được các khối này đầu tư mạnh mẽ nhằm cải thiện tất cả các điểm tiếp xúc khách hàng trong môi trường số, cải thiện kênh marketing, từ đó “cung đúng cái họ cần”.

Theo chia sẻ của TS. Đặng Minh Tuấn - cha đẻ Vietkey, Viện trưởng Viện CIST (Viện nghiên cứu ứng dụng công nghệ CMC), tại Viện CIST thời gian vừa qua đã có rất nhiều dự án hỗ trợ doanh nghiệp lớn khai thác tối đa sức mạnh của Big Data. Tiêu biểu như dự án phân tích nguồn dữ liệu cho đơn vị bảo hiểm xã hội đạt đến số lượng 120 triệu bản ghi. Đặc biệt hơn, công cụ Chatbot trong thời gian qua đã có thể đạt đến “sự thông thái cao hơn” với khả năng hỗ trợ tư vấn pháp lý, thuế, y tế dựa trên kho dữ liệu về tri thức. Với những thành quả này thì trong 2021, dựa vào việc tận dụng các “đám mây” trong nước, các doanh nghiệp SME cũng có thể ứng dụng nhanh chóng các giải pháp AI này với mức chi phí hợp lý.

{keywords}
 TS.Đặng Minh Tuấn cho biết, việc triển khai thành công các giải pháp AI để khai thác giá trị của Big Data từ các tập đoàn lớn sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp SME học tập và tận dụng trong thời gian tới

Tuy nhiên theo thống kê của Gartner qua 1 năm áp dụng các phương thức làm việc từ xa, số lượng máy trạm của các tổ chức có kết nối ra ngoài internet tăng lên 127%. Giải thích thêm về con số này, ông Hà Thế Phương - Phó Tổng Giám đốc CMC Cyber Security cho biết điều này sẽ làm gia tăng rủi ro khi tin tặc có thể lợi dụng để tấn công từ các nguồn thiết bị này. Do đó, việc đảm bảo bảo mật các thiết bị đầu cuối đến trung tâm dữ liệu trên đám mây vẫn nên được tăng cường. Có thể tham khảo CMC Cloud - 1 trong 5 đám mây đạt tiêu chuẩn phục vụ Chính phủ điện tử, nhà cung cấp sẽ tích hợp sẵn các dịch vụ Managed security services (Dịch vụ quản lý bảo mật) ngay tại hạ tầng, ví dụ như: managed security for endpoints, managed web application firewall... Người quản trị có thể dễ dàng tiếp cận các công nghệ bảo vệ thiết bị đầu cuối này hoặc có thể thuê dịch vụ ủy quyền quản lý nếu người quản trị không chuyên về bảo mật.

{keywords}
 Ông Hà Thế Phương (thứ 2 từ phải qua) chia sẻ về xu hướng bảo mật trong 2021, chi tiết buổi trò chuyện tại đây.

Trong 2021 cùng với Chương trình SMEdx do Bộ TT&TT kích hoạt đặt mục tiêu năm nay sẽ có thêm 50.000 SME tiếp cận, sử dụng các nền tảng số phục vụ sản xuất, kinh doanh. Cùng với sự hỗ trợ của các đơn vị công nghệ trong nước, những câu chuyện thành công từ các doanh nghiệp đi trước sẽ mở ra những bước đi chuyển đổi số mạnh mẽ, bền vững hơn trong giai đoạn tới.

Thúy Ngà

Không có nhận xét nào:

Reviews

Post Bottom Ad