Năm 2020, startup công nghệ Đông Nam Á vượt qua khó khăn của dịch Covid-19 và thu hút số tiền đầu tư gần tương đương năm 2019, đánh bại các khu vực mới nổi khác.
|
Theo nghiên cứu từ hãng đầu tư mạo hiểm Cento, startup công nghệ trong khu vực huy động được 8,2 tỷ USD, giảm 3,5%. Đây là tỉ lệ khả quan hơn hẳn mức giảm 31% tại Ấn Độ và 38% tại châu Phi.
Đông Nam Á có khoảng 650 triệu người đã kết nối Internet. Các quốc gia như Việt Nam, Indonesia và Thái Lan đều quen với sử dụng ứng dụng thương mại điện tử, fintech, vận tải. Tuy nhiên, Đông Nam Á vẫn đi sau Mỹ và Liên minh châu Âu, nơi các startup công nghệ thu hút đầu tư kỷ lục năm 2020, tăng tương ứng 13% và 15%. Startup Trung Quốc cũng huy động được nhiều hơn 6% so với năm 2019.
Ông Dmitry Levit, đối tác tại Cento, cho rằng 2020 là năm đánh giá lại cách khai thác công nghệ để duy trì các chức năng cần thiết trong xã hội. Theo ông, đầu tư vào chuyển đổi số những lĩnh vực như bán lẻ, thực phẩm, dịch vụ tài chính, logistics tăng vọt.
|
Tỉ lệ vốn đầu tư vào startup của các nước Đông Nam Á (loại trừ các startup khu vực như Grab, Lazada). (Nguồn: Bloomberg) |
Gần một nửa số tiền huy động được rơi vào túi các kỳ lân công nghệ, bao gồm Grab, Gojek, Bukalapak, Traveloka. Startup Indonesia chiếm 70% vốn đầu tư tại Đông Nam Á, trong khi 64% thỏa thuận rót vốn dành cho startup Indonesia và Singapore. Theo dữ liệu của Cento, startup công nghệ Việt Nam chiếm 4% tổng vốn đầu tư trong khu vực.
Báo cáo của Cento cũng chỉ ra các startup dẫn đầu tại khu vực dựa theo định giá thị trường. Theo đó, đứng đầu là Sea (công ty mẹ Shopee), Grab, Gojek với giá trị hơn 10 tỷ USD. VNG nằm trong nhóm các công ty định giá trên 1 tỷ USD; Momo, Tiki, VNPAY, Sendo, SCOMMERCE nằm trong nhóm định giá trên 250 triệu USD; be, TOPICA, MISA, trustingsocial, Cốc Cốc, batdongsan.com.vn, Zalo, VinID, VATO thuộc nhóm trên 100 triệu USD.
Du Lam (Theo Bloomberg)
Nhật Bản thêm chính sách hỗ trợ startup nước ngoài, bao gồm Việt Nam
Trong chính sách mới hỗ trợ hợp tác với các startup nước ngoài bao gồm Việt Nam, Nhật Bản tập trung 5 lĩnh vực gồm phi carbon hóa, chăm sóc sức khỏe, phương tiện thế hệ mới, kinh doanh bán lẻ nền tảng số, cũng như nông nghiệp thông minh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét