Doanh nghiệp lớn phải biết nhận về mình sứ mạng quốc gia - ✅ PHUCTHINHCOMPUTER.COM ✅ 0939.69.3585 ✅ 68 Bacu, Tp. Vũng Tàu

✅ PHUCTHINHCOMPUTER.COM ✅ 0939.69.3585 ✅ 68 Bacu, Tp. Vũng Tàu

Dịch vụ sửa chữa, lắp ráp, cài đặt máy tính, laptop...

Ads Header

test banner

Post Top Ad

Gadgets

Doanh nghiệp lớn phải biết nhận về mình sứ mạng quốc gia

Share This

“Một doanh nghiệp lớn phải biết nhận về mình sứ mạng quốc gia, thay đổi đất nước mình. Đó là trách nhiệm của các doanh nghiệp lớn. Đó cũng là sự khác biệt với các doanh nghiệp nhỏ.”

Thông điệp trên được Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ tại lễ kỷ niệm 25 năm thành lập một tập đoàn công nghệ lớn của Việt Nam, hồi tháng 11/2019.

Sau đây, VietNamNet xin giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng về doanh nghiệp công nghệ số cần tái sinh để trường tồn, nhận về mình một sứ mạng quốc gia để chuyển đổi số và sáng tạo, thiết kế và làm ra sản phẩm, công nghệ tại Việt Nam.

{keywords}
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng mong muốn các doanh nghiệp công nghệ lớn cần phải nhận về mình một sứ mạng quốc gia, thay đổi đất nước mình. Ảnh: Huy Đức

Hôm nay, tôi và các bạn cùng ở đây để nhìn lại chặng đường mà chúng ta đã đi qua, với nhiều dấu mốc đáng ghi nhận. Đặc biệt hơn, đây là thời điểm để bắt đầu một hành trình mới, trong sứ mệnh chung tay xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường thịnh vượng.

Với chặng đường 1/4 thế kỷ của mình, chúng ta là một trong những doanh nghiệp công nghệ số đầu tiên của Việt Nam, đã có những đóng góp đáng ghi nhận cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nhiều ngành trọng điểm của quốc gia: như Thuế, Hải quan, Tài chính ngân hàng, Giao thông, Y tế, Giáo dục, Chính phủ số, v.v...

25 năm là dài đối với một doanh nghiệp, nhất là một doanh nghiệp công nghệ. Thường thì cứ mỗi 10 năm, nhiều thì 15 năm, là doanh nghiệp phải tái tạo lại chính mình. Có thể là làm cái gì đó mới, có thể là làm theo một cách mới. Vậy, 25 năm qua, chúng ta đã có lần nào đổi mới căn bản chưa?

Chúng ta vẫn luôn tự hào là một doanh nghiệp công nghệ, thậm chí là doanh nghiệp công nghệ cao. Nhưng một năm, mỗi người của chúng ta chỉ tạo ra được lợi nhuận là 2.000$, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chỉ 3%. Đã có khi nào chúng ta nghĩ, đây là con số cao hay thấp chưa?

Thường thì khi có hai việc để làm, chúng ta sẽ có xu thế chọn việc dễ để làm trước, và nghĩ rằng, sau sau khi làm xong việc dễ thì sẽ làm việc khó. Nhưng cuộc sống lại không hẳn như vậy, làm việc dễ thì hình thành nên văn hoá của việc dễ. Và văn hoá đó không phù hợp để có thể làm việc khó. Khi đó, tổ chức của chúng ta sẽ bị mắc kẹt trong những việc dễ. Một người lãnh đạo có tầm nhìn khi có hai việc để lựa chọn thì sẽ chọn việc khó hơn để làm. Việc khó hơn không chỉ hình thành văn hoá chinh phục việc khó mà còn tạo ra lợi nhuận lớn hơn, bởi vì việc khó hơn thì sẽ có ít cạnh tranh hơn. Chúng ta đã bao giờ như vậy chưa?

Doanh nghiệp nên đi tiên phong trong việc tạo ra sự thay đổi mang tính cách mạng mà con người đang trải qua, nên đi tiên phong trong việc nâng cao ý thức của xã hội, nên giải quyết những thách thức lớn nhất của xã hội. Doanh nghiệp càng lớn, tác động của nó càng mạnh và vì vậy, trách nhiệm với đất nước càng phải cao. Một doanh nghiệp lớn thì phải nhận lấy về mình sứ mạng quốc gia, thay đổi đất nước mình. Đó là trách nhiệm của các doanh nghiệp lớn, cũng là sự khác biệt với doanh nghiệp nhỏ. Chúng ta là một doanh nghiệp công nghệ số lớn của Việt Nam, với hàng chục ngàn người và doanh thu hàng chục ngàn tỷ đồng, đã bao giờ các bạn suy nghĩ về sứ mệnh quốc gia của mình chưa?

Richard Leider nói về hai ngày quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi chúng ta như sau: Ngày thứ nhất thật rõ ràng: ngày bạn sinh ra. Ngày thứ hai thì không rõ ràng như thế. Đó không phải là ngày bạn qua đời, đó chỉ là kết thúc của câu chuyện. Đó không phải là ngày bạn tốt nghiệp, kết hôn, hay sinh đứa con đầu lòng - tất cả đều là những cột mốc quan trọng, nhưng không định nghĩa cuộc đời với hầu hết mọi người. Câu trả lời của Richard: đó là ngày bạn nhận ra tại sao mình được sinh ra trên cõi đời này. Mọi sự không còn như cũ nữa một khi bạn phát hiện ra mục đích thực sự của bạn. Doanh nghiệp cũng không còn như cũ nữa một khi nó phát hiện ra sứ mạng của mình, phát hiện ra mục đích thực sự của doanh nghiệp phía sau lợi nhuận. Tạo ra lợi nhuận là phương tiện để nhắm tới mục đích cuối cùng là thực hiện sứ mạng của doanh nghiệp. Kinh doanh thì phải có lợi nhuận để tạo ra giá trị cho cổ đông, để doanh nghiệp tiếp tục phát triển, giống như con người không thể sống mà không cần ăn, nhưng lợi nhuận không phải mục đích cuối cùng của doanh nghiệp, giống như con người sống không phải để ăn. Chúng ta đã phát hiện ra sứ mệnh thực sự của mình chưa?

Một mục đích thực sự, một sứ mạng lớn lao sẽ tạo ta năng lượng cho các doanh nghiệp và cho phép chúng vượt qua những khó khăn trên đường đi. Không nhiều người nghĩ như vậy. Chúng ta hãy thử xem! Bởi vì con người không chỉ bị thúc đẩy bởi lợi ích cá nhân, mà còn được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nhiều bởi những mong muốn và nhu cầu chăm lo cho người khác, và bởi những lý tưởng, mục tiêu cao đẹp. Chúng ta hãy thử xem!

Make in Vietnam! Hãy sáng tạo, thiết kế và làm ra sản phẩm, công nghệ tại Việt Nam. Make in Vietnam sẽ thay đổi Việt Nam. Chí có Make in Vietnam mới nâng tầm Việt Nam, đưa Việt Nam thành nước công nghiệp phát triển, đưa Việt Nam ra thế giới, đóng góp cho nhân loại và nhận được sự tôn trọng của thế giới. Vậy, chúng ta có nhận đi đầu trong chiến lược Make in Vietnam, trong lĩnh vực công nghệ số không?

Việt Nam sẽ tập trung phát triển 4 loại hình doanh nghiệp công nghệ số. Một là các doanh nghiệp công nghệ lớn làm chủ nghiên cứu phát triển các công nghệ cốt lõi, khoảng 10-20 doanh nghiệp, có tiềm lực tài chính, thị trường và nhân lực. Các doanh nghiệp thương mại dịch vụ lớn có thể chuyển thành các tập đoàn công nghệ, công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Hai là các doanh nghiệp công nghệ đã có 10-20 năm kinh nghiệm, hiện chúng ta đang có hàng ngàn, nhưng lại đang chủ yếu làm gia công thì nay sẽ chuyển sang làm sản phẩm, tập trung làm các Platforms chuyển đổi số. Ba là các doanh nghiệp công nghệ mới khởi nghiệp, làm tư vấn công nghệ, chuyển giao công nghệ, mang công nghệ số áp dụng vào mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội. Chúng ta sẽ cần hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn doanh nghiệp loại này. Bốn là các các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển các công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới đột phá. Việt Nam có được hàng trăm doanh nghiệp loại này thì đã là rất thành công. Chúng ta sẽ là ai trong số bốn loại hình doanh nghiệp trên?

Chúng ta hôm nay, sau 25 năm, tuyên bố Tái sinh. Đây là cam kết mạnh mẽ về sự tái tạo, về sự chuyển mình cho một sứ mạng mới. Phải là một sứ mạng quốc gia lớn lao, phải là một mục tiêu cao đến mức gần như không khả thi, phải là một thử thách lớn, phải là một khát vọng lớn mới có thể giúp các bạn có đủ năng lượng để thực hiện được sự chuyển đổi này. Nghe thì có vẻ như nghịch lý. Chuyển đổi đã là một việc khó, mà lại thêm một việc khó nữa là nhận một mục tiêu thật cao. Nhưng logic cuộc sống lại là như vậy. Chỉ có thử thách vĩ đại mới tạo ra doanh nghiệp vĩ đại. Tôi chúc các bạn có niềm tin này.

Hãy tiếp tục mở lối tiên phong! Hãy nhận về mình những thách thức lớn hơn, hãy giải những bài toán khó của đất nước và từ đó đi ra thế giới.

VietNamNet

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói về Covid-19 và chuyển đổi số

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói về Covid-19 và chuyển đổi số

Chuyển đổi số giúp cuộc sống tiếp diễn bình thường, nhưng theo một cách khác, một trạng thái bình thường mới. 

Không có nhận xét nào:

Reviews

Post Bottom Ad