Hiện tại, Bytedance đã thành lập các nhóm trò chơi và studio ở Bắc Kinh, Thâm Quyến, Thượng Hải, Hàng Châu, Quảng Châu và những nơi khác…
ByteDance (công ty mẹ TikTok) đã ra mắt trang web chính thức của mảng game với tên Triêu Tịch Quang Niên (Zhaoxi Guangnian, tên tiếng Anh: NVERSEGAME), đóng vai trò phát triển và phân phối trò chơi cho người dùng, nhà phát triển toàn cầu.
|
Trang web chính thức liệt kê một số trò chơi của Bytedance, cụ thể là: Phiêu Nhân, All-Star Fighting, Linh Miêu Truyện, Naruto: Đỉnh Phong Đối Quyết, End Battlefield, Nhiệt Huyết Nhai Lam, War Art, Fire Fighting và Portal Man. Trong số này bao gồm cả MMORPG, game thẻ bài, game giải đố, game MOBA FPS…
Tham vọng ở thị trường game của Trương Nhất Minh
Theo Tianyan Check, Công ty TNHH Công nghệ Thông tin Bắc Kinh Triêu Tịch Quang Niên được thành lập vào năm 2013. Người đại diện theo pháp luật hiện tại là phó chủ tịch kiêm giám đốc kinh doanh trò chơi của ByteDance. Thông tin thâm nhập vốn chủ sở hữu cho thấy, công ty này thuộc sở hữu hoàn toàn của ByteDance và người kiểm soát thực tế bị nghi ngờ là Trương Nhất Minh.
7 năm trước, Triêu Tịch Quang Niên vẫn còn là một công ty nhỏ không liên quan gì đến Byte và không có tên tuổi, cũng như không có mối liên hệ nào với lĩnh vực kinh doanh game. Năm 2017, Byte mua lại công ty này và sau đó chuyển đổi trọng tâm chính sang game, tạo bước đệm cho giai đoạn bùng nổ trong năm 2021.
Tuy nhiên, Triêu Tịch Quang Niên chỉ là một trong những nền tảng sản xuất và phát hành, và không đại diện cho toàn bộ hoạt động kinh doanh, cũng như không thể đơn giản đánh đồng với thương hiệu trò chơi của Bytedance.
Trên thực tế, Bytedance đã kinh doanh trò chơi trong một thời gian dài. Từ năm 2015, Trương Nhất Minh (CEO Bytedance) đã tiến hành điều tra tình hình ngành công nghiệp game, người phụ trách cuộc điều tra lúc đó là Giáo sư Yan, tổng giám đốc kinh doanh trò chơi của ByteDance. Trong 6 năm qua, ByteDance đã tập hợp một nhóm làm game 2.000 người và đưa ra bốn nền tảng phát hành chính và nhiều studio trò chơi.
Bố cục trò chơi Bytedance đang dần lộ diện
Trước đó, vào tháng 2/2019, TikTok đã phát hành trò chơi đầu tiên Âm Dược Cầu Cầu do Triêu Tịch Quang Niên sản xuất, cho thấy tham vọng của Bytedance trên thị trường trò chơi. Tháng 9/2019, tựa game này đã có tên trong TOP2 danh sách tải xuống trò chơi Trung Quốc cho iOS, và trò chơi khác War Art: Auto Chess cũng nằm trong danh sách này đã được mua lại từ tay của Hero Interactive Entertainment.
Không chỉ phát hành game, ByteDance cũng nắm trong tay một số nền tảng như Ohayoo, Pixmain, Omile Games… Ngoài ra, Trương Nhất Minh từng mua lại 100% vốn cổ phần của Shanghai Mokun vào tháng 3/2019 để tăng cường phát triển các trò chơi quy mô lớn. Trong thời điểm đó, Bytedance chính thức trở thành cổ đông của công ty trò chơi Shanghe Network.
Đây là một ngành đặc biệt cần nhân tài. Vào tháng 4 năm 2020, Yan Shougong, người hiếm khi lộ diện, cho biết: “Chúng tôi rất lạc quan về hướng đi của game và sẽ tiếp tục kiên nhẫn đầu tư”. Ông tiết lộ, mảng kinh doanh trò chơi của ByteDance đã tiếp tục tuyển dụng hơn 1000 người vào năm 2020 và đến hiện tại con số này đã lên đến 2000 người.
Từ năm 2018, Bytedance đã bắt đầu chiêu mộ các tài năng game, đặc biệt là các nhà phát triển một cách có kế hoạch. Trong lĩnh vực phụ thuộc nhiều vào “những chú bò lớn” này, Bytedance cần giới thiệu một lượng lớn tài năng trưởng thành, thậm chí là từ các đối thủ cạnh tranh.
Hiện tại, Bytedance đã thành lập các nhóm trò chơi và studio ở Bắc Kinh, Thâm Quyến, Thượng Hải, Hàng Châu, Quảng Châu và những nơi khác, chẳng hạn như Oasis Studio, Wushuang Studio, 101 Studio, Jiangnan Studio…
Năm 2020, ByteDance bùng nổ với doanh thu hàng năm gần 240 tỷ NDT (khoảng 35 tỷ USD), trong đó mảng game tạo ra doanh thu 40-50 tỷ. Tuy nhiên, các trò chơi tự phát triển đã bị trì hoãn và Bytedance đang cố gắng thay đổi điều này.
Mặc dù Triêu Tịch Quang Niên đã được cấp quyền IP từ Naruto và một số sản phẩm khác, đồng thời hợp tác với các công ty như China Mobile Games để phát triển trò chơi, nhưng lĩnh vực này còn khá hạn chế. Chính vì vậy, chủ trương cạnh tranh nội bộ trong Bytedance đã được Trương Nhất Minh đẩy mạnh.
“Những nhóm game ở các khu vực khác nhau được phân chia thành nhiều studio riêng biệt. Mỗi studio sở hữu các dự án khác biệt và chỉ những người đứng đầu mới được biết, trong khi đó là bí mật đối với nhân sự ở bộ phận khác. Điều này tạo thành một cuộc đua trong chính nội bộ công ty”, một nhân viên giấu tên của Bytedance tiết lộ.
Đây là một chiến lược cạnh tranh “đầy mùi thuốc súng” và Tencent, một ông lớn làng game Trung Quốc khác cũng áp dụng phương thức này. Tuy nhiên, “chiến thuật này chỉ dành cho các công ty Internet có kinh phí dồi dào”, một người trong ngành nhận định. Chiến lược cạnh tranh này cũng là nguồn cơn khiến nhiều lãnh đạo các studio game của Bytedance rời đi.
Đây là bài toán Trương Nhất Minh và cộng sự cần phải tìm ra lời giải trước khi tiếp tục dấn sâu vào thị trường game trong thời gian tới.
Phong Vũ
TikTok chi 92 triệu USD để dàn xếp bê bối thu thập thông tin người dùng
Hãng phần mềm Trung Quốc ByteDance, "cha đẻ" của TikTok, đã chấp nhận chi ra 92 triệu USD để dàn xếp vụ kiện tập thể nhằm vào TikTok, cáo buộc ứng dụng này thu thập thông tin người dùng vị thành niên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét