Thanh niên cầm can xăng đốt trạm 5G - ✅ PHUCTHINHCOMPUTER.COM ✅ 0939.69.3585 ✅ 68 Bacu, Tp. Vũng Tàu

✅ PHUCTHINHCOMPUTER.COM ✅ 0939.69.3585 ✅ 68 Bacu, Tp. Vũng Tàu

Dịch vụ sửa chữa, lắp ráp, cài đặt máy tính, laptop...

Ads Header

test banner

Post Top Ad

Thanh niên cầm can xăng đốt trạm 5G

Share This

Hà LanVideo người đàn ông cầm can xăng đi thẳng vào trạm phát sóng 5G và châm lửa đốt đang phát tán mạnh trên mạng xã hội.

Cảnh sát Hà Lan đang điều tra về làn sóng tấn công trạm 5G sau khi video một thanh niên đốt cột phát sóng được phát tán trên mạng xã hội. Camera an ninh ghi được cảnh một người lái xe đến gần trạm phát sóng, sau đó leo qua hàng rào với một can xăng trên tay. Người này nhanh chóng tưới xăng xung quanh rồi châm lửa đốt. Ngọn lửa bùng lên và người thanh niên nhanh chóng rời đi.

Thanh niên cầm can xăng đi đốt trạm 5G

Đội cứu hoả có mặt ngay sau đó, nhưng tháp phát sóng đã bị thiệt hại đáng kể. Cảnh sát cũng trích xuất được hình ảnh chiếc xe từ camera giao thông. Tuy nhiên, vẫn chưa nhận dạng được người thanh niên vì anh ta đeo khẩu trang. Phát ngôn viên của cảnh sát Hà Lan cho biết: “Vẫn còn quá sớm để nói lý do của hành động này. Chúng tôi đang nỗ lực tìm thủ phạm của cuộc tấn công”. 

Cảnh sát cho biết những cuộc tấn công tương tự đã xuất hiện ở Rotterdam, Tilburg, Oudenbosch, Veldhoven và nhiều điểm khác trên cả nước. Cho đến nay, đã có ít nhất 20 cuộc phá hoại nhắm vào các trạm phát sóng 5G trên khắp Hà Lan. Tất cả đều theo cùng một quy trình: Tưới xăng dưới chân trụ và ngọn lửa bùng lên trên cả toà tháp.

Những người theo thuyết âm mưu nói rằng mạng 5G đang làm suy yếu hệ thống miễn dịch của con người, khiến virus corona bùng phát. Nhiều người thậm chí còn tin rằng Covid-19 bùng phát ở Vũ Hán vì thành phố này mới triển khai 5G, cùng với đó, dịch bệnh đang lây lan chóng mặt ở các nước dùng 5G.

Làn sóng đốt trạm 5G bắt đầu từ Anh đầu tháng 4. Có ít nhất 7 tháp phát sóng bị đốt trong một tuần. Nguyên nhân bắt nguồn từ các nhóm kín trên Change.org, NextDoor, Facebook, Twitter… tung tin giả về việc 5G phát tán virus corona. Chính phủ Anh nhanh chóng bác bỏ tin đồn và tuyên bố những người phá hoại sẽ phải đối mặt với án hình sự. Các nhà mạng ở Anh đã phải “van nài” người dân không đốt tháp 5G.

Sau Anh, Hà Lan, hàng loạt cột sóng 5G ở nhiều quốc gia khác cũng bị tấn công. Những người biểu tình ở Ireland đã đốt hai trạm phát sóng vào ngày 12/4. Tuy nhiên, nhà mạng nước này xác nhận đây chỉ là các cột sóng 4G. Ở New Zealand, các cuộc tấn công tương tự cũng diễn ra. Một trang web 4G thậm chí cũng bị tấn công nhầm bởi những người biểu tình chống 5G. 

Youtube mới đây phải xoá các video đốt trạm sóng 5G. Facebook tuyên bố sẽ có hành động quyết liệt hơn đối với các nhóm truyền bá thuyết âm mưu. Mạng xã hội này đã xoá nhóm có tên Stop5GUK, một trong những nhóm lớn nhất ở Anh với hàng chục nghìn thành viên tích cực.

Không có nhận xét nào:

Reviews

Post Bottom Ad